Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng.
Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu bằng ứng dụng công nghệ số Người tiêu dùng vẫn yếu thế trước 'ma trận' hàng giả, hàng nhái Liên ngành 389 xử lý hơn 1.400 vụ vi phạm về buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái

Livestream bán hàng giả, hàng nhái

Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử như: các website bán hàng, mạng xã hội ngày càng phát triển, thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia.

Song song với đó, cũng xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để trà trộn mua bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa… gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Sàn thương mại điện tử có vô can?
Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử. (Ảnh minh họa, nguồn: xaydungchinhsach.chinhphu.vn)

Một vụ điển hình, vào đầu tháng 10 vừa qua Đoàn kiểm tra của tổ Thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) đã có mặt tại Tòa nhà Eco Green, số 286 đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) tiến hành kiểm tra đột xuất và tạm giữ trên 10.000 chai nước hoa.

Đáng nói, những chai nước hoa này với các nhãn hiệu như: True Love, First Love, Mon Paris, Maiden, Karri… không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu. Các sản phẩm này được bán chủ yếu bằng hình thức livestream trên nền tảng mạng xã hội, trong đó có tài khoản của TikToker Phan Thủy Tiên.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên được phát hiện. Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, ở lĩnh vực thương mại điện tử, trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã kiểm tra 2.207 vụ; phát hiện, xử lý 2.014 vụ vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 3 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự; xử phạt vi phạm hành chính gần gần 35,5 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 29,4 tỷ đồng. Đáng chú ý là cả 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều xảy ra các vi phạm trên môi trường online.

Các hành vi vi phạm chủ yếu trên thương mại điện tử là: Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng; Sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Không hiển thị công khai cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng trên trang chủ website thương mại điện tử; Không công bố trên website thương mại điện tử bán hàng thông tin về chủ sở hữu website.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường cho rằng, lợi dụng kẽ hở từ thị trường thương mại điện tử, các đối tượng đã trà trộn hàng vi phạm, để trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

“Siết” giao dịch điện tử qua hợp đồng điện tử

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các nền tảng thương mại điện tử được cấp phép đã triển khai không ít giải pháp. Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok tại Việt Nam cho rằng, các sàn thương mại điện tử đã đăng ký với Bộ Công Thương đều có quy trình quản lý chặt chẽ đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn cũng như hàng hóa cho nên về cơ bản hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đều kiểm soát được.

Mặt khác, người tiêu dùng khi phát hiện hàng hóa không đúng mô tả của người bán, hoặc có thể hàng nhái, hàng giả không đủ chất lượng thì có quyền khiếu nại, sàn thương mại điện tử sẽ có trách nhiệm đền bù cho khách hàng từ 100 - 200% giá trị sản phẩm, trong thời gian nhanh nhất. Sau đó sàn sẽ quay trở lại làm việc với người bán và có các hình thức phạt nặng người bán và những người liên quan (có thể là khâu trung gian như bên vận chuyển).

“Đây là quy trình để TikTok tìm ra đơn vị nào, khâu nào dẫn đến hàng hóa không đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. Cho nên về cơ bản hàng hóa trên sàn là quản lý được về câu chuyện hàng nhái, hàng giả”, ông Nguyễn Lâm Thanh khẳng định.

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Sàn thương mại điện tử có vô can?
Lực lượng Quản lý thị trường cả nước xử lý 2.014 vụ vi phạm trên thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm. (Ảnh: Quyên Lưu)

Ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng, hiện nay hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các sàn thương mại điện tử đã được đăng ký mà cũng diễn ra phổ biến trên các group mạng xã hội: Facebook, Zalo, Telegram... những hoạt động mua bán này không có bên nào bảo đảm, lượng hàng nhái, hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ hầu hết xảy ra trên không gian này.

“Theo quan sát của tôi, thị trường không có kiểm soát này lớn tương đương thị trường thương mại điện tử có đăng ký với Bộ Công Thương dẫn đến những thương nhân chân chính kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đăng ký bị ảnh hưởng bởi những người không kinh doanh trên sàn được đăng ký”, ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết.

Đại diện TikTok tại Việt Nam cũng đề xuất Bộ Công Thường tiếp tục phối hợp với các cơ quan Thuế, Công an, quản lý thị trường kiểm tra, rà soát quản lý chặt hàng giả, hàng nhái để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong mua bán hàng hóa.

Còn theo bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thực tế người tiêu dùng hiện nay vẫn mua hàng trên các website hay ứng dụng chưa được Bộ Công Thương xác nhận và chủ yếu thực hiện giao dịch hợp đồng bằng tin nhắn. Mặc dù pháp luật không cấm nhưng trên thực tế hầu hết các trường hợp mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đều thông qua cách thức giao dịch với hợp đồng loại như vậy.

Bà Lê Hoàng Oanh cho rằng, trong trường hợp này người tiêu dùng cũng rất khó có thể kiểm tra được trực tuyến, chấp nhận rủi ro. Mặt khác, khi có kiến nghị với Bộ Công Thương hay Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cũng thấy rất khó khăn trong việc bảo vệ người tiêu dùng.

Hiện nay, Bộ Công Thương rất quan tâm đến việc đẩy mạnh yêu cầu về giao kết hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử để giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức, cũng như ý thức pháp luật. Mục tiêu là xây dựng những hợp đồng thương mại số mẫu, hợp đồng thương mại điện tử đặc thù, qua đó bảo vệ người tiêu dùng.

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Facebook

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

TP. Hà Nội luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Cá khoai rim Đầm Sen

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

Cá khoai rim Đầm Sen, đặc sản Bình Thuận, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông sản.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Thảo dược Việt Nam  - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thảo dược Việt Nam - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thông qua Sàn thương mại điện tử Sàn Việt, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của An Giang dần khẳng định được thương hiệu, trong đó có Trà xạ đen Thảo An.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Online Friday 2024 ghi nhận sự

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday; bùng nổ đơn hàng Việt... là những con số ấn tượng trong Online Friday 2024.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động