Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững
/chu-de/tinh-son-la.topichiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ các nhà máy, cơ sở chế biến. Đồng thời, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, góp phần thúc đẩy nông nghiệp của huyện chuyển dịch đúng định hướng; tập trung tăng năng suất, chất lượng, tăng giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất canh tác.
Xây dựng chuỗi liên kết giúp nông sản Sơn La rộng mở đầu ra (Ảnh: Minh Thu) |
Tại huyện Mai Sơn, lãnh đạo huyện đã tập trung tuyên truyền, định hướng nông dân, HTX, doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi. Trong quá trình liên kết, người sản xuất tuân thủ nghiêm kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn của nhà máy chế biến. Doanh nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản ký kết thu mua sản phẩm theo giá đã công bố. Các cơ quan chức năng tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp.
Tại huyện Sông Mã, thực hiện kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với các xã rà soát hiện trạng, khả năng bố trí quỹ đất, tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu kém hiệu quả, quỹ đất cộng đồng, đất sản xuất nông nghiệp chưa giao, đất đã giao nhưng hiệu quả kinh tế không cao, đất có khả năng trồng xen...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Sơn La cũng tăng cường liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm. Đơn cử, Công ty CP Mía đường Sơn La đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cung cấp giống, phân bón cho các hộ dân ký cam kết trồng mía; hỗ trợ làm đường để vận chuyển mía nguyên liệu; cho người nông dân vay tiền đầu tư phục vụ sản xuất, sửa chữa nhà ở, tạo niềm tin và sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân với doanh nghiệp.
Theo Sở Công Thương Sơn La, toàn tỉnh hiện có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến nông sản. Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Hiện nay, các doanh nghiệp, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ dân trên địa bàn tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu, với 20.782 ha cà phê; hơn 15.700 ha chè; 10.136 ha mía; trên 42.000 ha sắn; hơn 1.200 ha nguyên liệu của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Toàn tỉnh có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực; cấp 216 mã số vùng trồng, với tổng diện tích hơn 3.000 ha cây trồng phục vụ xuất khẩu sang các thị trường: Úc, Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, UAE...