Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Sạt lở ở Hà Giang: Chủ tịch xã Việt Vinh lo mưa lớn cản trở công tác khắc phục hậu quả Sạt lở quốc lộ 2: Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang mong nhận hỗ trợ từ trung ương Sạt lở ở Hà Giang: Công tác tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn; Chủ tịch tỉnh chỉ đạo khẩn

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại khu vực Km51 QL2 thuộc xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang vào sáng 29/9/2024 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các phương tiện vận chuyển hàng hóa và người đến thành phố Hà Giang.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang đã kịp thời phân luồng giao thông. Theo đó, các phương tiện đi trên QL2 đến Km269 thì rẽ trái đi xã Ngọc Linh - xã Bạch Ngọc - xã Thượng Bình - xã Kim Ngọc - rẽ phải đi QL279 - đi thẳng ra QL2 tại Km225+650 (ngã 3 Pắc Há) và ngược lại.

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?
Hiện công tác bốc xúc đất đá tại Km51 đang được triển khai gấp rút đảm bảo có thể thông xe trong ngày 1/10. Ảnh: Báo Hà Giang

Tuy nhiên, đây là tuyến đường liên xã, đường nhỏ hẹp và nhiều khu vực cũng đang bị sạt lở, các phương tiện xe cá nhân và xe tải trọng nhỏ dưới 1 tấn có thể đi qua đây nhưng cũng hết sức khó khăn trong việc tránh nhau. Do vậy, đối với các xe trọng tải lớn, đặc biệt là các xe vận chuyển mặt hàng xăng dầu sẽ phải đi tuyến đường khác để đảm bảo không đứt gãy nguồn cung.

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?
Sở Công Thương đã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và khảo sát tại chợ trung tâm thành phố Hà Giang vào sáng ngày 1/10/2024

Sáng ngày 1/10/2024, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Việt Thế - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang - cho biết: Ngay trong sáng nay, Sở Công Thương đã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường đi kiểm tra nguồn cung và giá cả tại một số trung tâm bán lẻ, chợ dân sinh. Nhìn chung, các mặt hàng thịt, cá, rau, củ quả giá giữ ở mức ồn định; trừ các mặt hàng hành lá, cà chua, rau thơm có sự biến động tăng.

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?
Nguồn cung tại các hệ thống phân phối bán lẻ trên địa bàn Hà Giang đảm bảo và ổn định về giá

"Trong đợt mưa bão vừa qua, hầu hết các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ và Tây Bắc diện tích trồng rau, quả của nông dân đều bị hư hại, trong đó diện tích rau xanh của Hà Giang cũng bị thiệt hại và hư hỏng, do vậy giá cả các mặt hàng này ở địa phương có tăng nhẹ, nhưng không đáng kể. Tình hình này sẽ được cải thiện khi sạt lở ở quốc lộ 2 đi Hà Giang đoạn qua huyện Bắc Quang được thông xe, sau đó các mặt hàng rau củ quả sẽ trở lại bình thường"- ông Thế cho hay.

Cũng theo ông Trần Việt Thế, nhìn chung, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Qua làm việc, nắm bắt thông tin từ các đại lý, nhà phân phối, như: Winmart, Lâm Sâm, Nhật Cường, Khánh Hòa, Hồng Hà, tình hình cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm với mức giá cung ứng ổn định, không có biến động và có thể đảm bảo cung ứng từ 7 - 10 ngày (trong trường hợp các nguồn cung ứng chưa vận chuyển được do tắc đường).

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?
Nguồn cung xăng dầu trên địa bàn Hà Giang vẫn được đảm bảo

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã thay đổi tuyến đường vận chuyển qua Cao Bằng và Lào Cai để đảm bảo không đứt gãy nguồn cung”- ông Trần Việt Thế khẳng định.

Chia sẻ thêm vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Giang - cho biết: Sau khi xảy ra sạt lở, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã điều chỉnh tuyến đường vận tải đối với hàng lấy từ Tổng kho xăng dầu Đức Giang (Hà Nội) sẽ đi qua Cao Bằng theo quốc lộ 34 và đi từ Tuyên Quang theo quốc lộ 280 sang các huyện Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và thành phố Hà Giang; tuyến thứ 2 vận chuyển theo tuyến đường qua Bắc Hà (Lào Cai) để sang Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang).

Đến thời điểm hiện tại, nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn đảm bảo, mặc dù nhiều tuyến đường liên huyện, xã ở Hà Giang đang bị sạt lở nghiêm trọng như ở Xín Mần, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc… Tuy nhiên, với sự chuẩn bị từ sớm, từ xa với các phương án cụ thể, do vậy khi các khu vực bị chia cắt về giao thông thì hàng hóa thiết yếu đặc biệt lương thực, thực phẩm và xăng dầu tại các địa bàn vẫn đảm bảo nguồn cung và giá cả cho người dân.

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?
Tại thị trấn Đồng Văn nguồn hàng xăng đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho doanh nghiệp và người dân

Theo Sở Công Thương Hà Giang, tại thành phố Hà Giang, các mặt hàng lương thực, nhu cầu thiết yếu trên địa bàn thành phố cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm như: Gạo, thịt, mỳ tôm, thịt hộp, dầu ăn, nước mắm giá cung ứng ổn định, các mặt hàng rau củ quả giá tăng không đáng kể.

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?
Trước đó, công tác tuyên truyền được các cơ quan chức năng đẩy mạnh đến từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Trước đó, các ngành chức năng thành phố và UBND các xã, phường đã tổ chức tuyên truyền việc tuân thủ các quy định trong kinh doanh và niêm yết giá đối với các mặt hàng phải niêm yết gia. Đồng thời kiểm tra chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vu nhân dân. Do đó trên địa bàn thành phố không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá.

Cũng theo Sở Công Thương, trước đó UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo và giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị cơ quan chức năng chủ động nắm bắt tình hình cung ứng điện, xăng dầu nhằm đảm bảo cung ứng, phục vụ đủ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp để đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó triển khai Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban ngành, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cung ứng đủ nguồn hàng xăng dầu cho hệ thống của mình, tuyệt đổi không để giãn đoạn, đứt gãy nguồn cung. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu,duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, bán đúng giá niêm yết và không được dừng bán hàng khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền…

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sạt lở ở hà giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai ổn định, minh bạch và bền vững.
Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 4/2025 và triển khai ngay, không chờ đợi.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) bức xúc về tình trạng sữa, thuốc giả ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ xử lý dứt điểm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Hiệp hội Logistics và Cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền hướng tới sự phát triển bền vững.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Từ đầu năm đến nay, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã hậu kiểm 2.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025).
Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.
TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động