Thứ hai 18/11/2024 12:26

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.

Ngày Quốc tế về Rừng (21/3) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 28/11/2012 và được tổ chức đầu tiên vào năm 2013, từ đó đến nay, sự kiện này được duy trì thường niên với các chủ đề khác nhau theo từng năm.

Khu rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC tại Nghệ An (ảnh Nguyễn Hạnh)

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng có chủ đề “Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”. Nội dung của thông điệp nhằm nhấn mạnh sự đổi mới sáng tạo có thể giúp con người khôi phục, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững.

Cuộc cách mạng về đổi mới sáng tạo đang giải mã những bí mật từ lâu của rừng và cho phép con người sử dụng cây theo những cách thức mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được. Các vật liệu có nguồn gốc từ rừng và cây cối đang được phát triển để thay thế bền vững cho vật liệu nhựa, vật liệu xây dựng, vải, thuốc và nhiều vật dụng hàng ngày khác. Đồng thời, công nghệ vệ tinh và máy bay không người lái đang phát triển nhanh chóng giúp chúng ta giám sát và quản lý các khu rừng, phát hiện và phòng chống cháy rừng cũng như bảo vệ hệ sinh thái.

Ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho rằng, thông điệp này có thể coi là một cuộc “trở về” để con người nhận thấy tiềm năng của rừng là rất lớn. Vật liệu có nguồn gốc từ rừng đã được các cư dân trên toàn thế giới sử dụng trong suốt quá trình hình thành và tiến hoá của loài người. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ tiếp cận được một phần nhỏ của “kho báu” đó.

Ủy ban Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu trong nhiều thập kỷ qua đã xây dựng các khung phân tích và phương pháp nhằm xác định đúng và đủ tiềm năng và giá trị sử dụng của hệ sinh thái rừng.

Cụ thể, với giá trị trực tiếp bao gồm giá trị của những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được lấy ra từ rừng và sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, vật liệu gen;

Giá trị gián tiếp là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì và điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, kiểm soát xói mòn, hấp thụ và lưu giữ carbon, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học;

Giá trị lựa chọn là những giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, trong tương lai;

Giá trị để lại là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng;

Giá trị tồn tại là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hoá, lịch sử, thẩm mỹ, di sản, kế thừa,…

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ cho phép con người khai thác các giá trị từ tự nhiên một cách hiệu quả hơn, khôn khéo hơn để thay thế bền vững cho vật liệu nhựa, vật liệu xây dựng, vải, thuốc và nhiều giá trị khác. Điều này cũng phù hợp với quan điểm và định hướng của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong thời gian tới về việc đổi mới trong quan điểm, nhận thức và hành động, để phát huy và khai thác đa giá trị của rừng. Những nội dung này đã được cụ thể hoá tại Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/2/2024.

Thông điệp của Ngày Quốc tế về Rừng năm nay cũng nhấn mạnh đến việc cần khôi phục, phát triển, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững – dựa vào các thành tựu của tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, như công nghệ vệ tinh, máy bay không người lái, công nghệ về sinh học, giống cây trồng, hay công nghệ về vật liệu,…

“Bằng đổi mới sáng tạo trong cách tiếp cận và hành động, cùng với nhau, chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, môi trường sinh thái hơn – kinh tế phát triển hơn – chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn”, ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’