Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt
Thị trường hàng hóa phục hồi
Thị trường hàng hóa thế giới trong tuần 14 - 20/4 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực khi chỉ số MXV-Index tăng 0,42%, đạt 2.177 điểm. Nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp dẫn dần hồi phục, đặc biệt là giá dầu và cà phê.
Giá dầu thô Brent và WTI lần lượt tăng mạnh lên 67,96 USD/thùng và 64,68 USD/thùng, sau phát biểu lạc quan từ /chu-de/donald-trump.topic và Thủ tướng Ý Meloni về khả năng đạt thỏa thuận thương mại Mỹ - EU.
Trong tuần 14 - 20/4, giá dầu thô Brent và WTI lần lượt tăng mạnh lên 67,96 USD/thùng và 64,68 USD/thùng. Ảnh minh họa |
Thị trường cà phê cũng đảo chiều tăng sau ba tuần giảm liên tiếp. Arabica chốt ở mức 8.278 USD/tấn (+4,98%), Robusta đạt 5.253 USD/tấn (+3,02%). Tại nội địa, giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên dao động từ 129.000 - 129.700 đồng/kg. Nguồn cung toàn cầu đang chịu áp lực khi xuất khẩu cà phê Robusta Brazil giảm mạnh, trong khi tiêu thụ tại Mỹ tăng mạnh, vượt cả nước uống đóng chai.
Dự báo trong thời gian tới, biến động chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn cùng các yếu tố thời tiết sẽ tiếp tục chi phối giá hàng hóa. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp cần theo sát tín hiệu từ các thị trường lớn và cập nhật thường xuyên các báo cáo cung - cầu để chủ động trong chiến lược giao dịch và mua bán nguyên liệu.
IMF khẳng định nền kinh tế toàn cầu duy trì ổn định
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã công bố báo cáo cập nhật, khẳng định nền kinh tế toàn cầu dù có điều chỉnh tốc độ tăng trưởng, vẫn duy trì sự ổn định và tránh được nguy cơ suy thoái. Cụ thể, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt 3,3% trong giai đoạn 2025-2026 - mức điều chỉnh nhẹ so với những dự báo trước đó, nhưng vẫn phản ánh bức tranh kinh tế tích cực hơn so với lo ngại ban đầu.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: Getty Images |
Báo cáo cũng nhấn mạnh, dù kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng sự điều chỉnh hiện tại chỉ mang tính chất giảm tốc chứ không phải là tín hiệu của một cuộc suy thoái. IMF và Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đều chung nhận định rằng, kinh tế toàn cầu sẽ duy trì quỹ đạo ổn định trong thời gian tới.
IMF đồng thời đưa ra dự báo tích cực cho một số nền kinh tế lớn. Cụ thể, Mỹ được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng 1,2% trong năm 2025, trong khi khu vực đồng Euro dù có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn nhưng vẫn duy trì ổn định dưới 1%. Các quốc gia như Pháp và Ý, dù có những điều chỉnh nhỏ trong dự báo, nhưng vẫn giữ được triển vọng kinh tế khả quan.
Trước những biến động của thương mại toàn cầu, IMF kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực thúc đẩy môi trường thương mại cởi mở, công bằng. Theo IMF, đây chính là yếu tố then chốt giúp kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, IMF nhấn mạnh rằng sự linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, cùng với việc bảo vệ một trật tự thương mại đa phương minh bạch, sẽ tiếp tục là nền tảng vững chắc giúp kinh tế toàn cầu vượt qua mọi thách thức và duy trì sự ổn định lâu dài.