Quy hoạch điện VIII: Phát triển ngành điện bền vững, nâng cao tự chủ về năng lượng

Để giải “bài toán” an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều biến động, phụ thuộc vào các vấn đề địa - chính trị phức tạp đang diễn ra trong khu vực và thế giới, việc lập Quy hoạch điện VIII vừa mang tính nhiệm vụ cấp bách, thời sự, vừa phải đảm bảo phát triển ngành điện bền vững, nâng cao khả năng tự chủ về năng lượng đất nước.

Bối cảnh nhiều khó khăn

Quy hoạch điện VIII được xây dựng trên quan điểm bám sát theo Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong việc tạo đà cho ngành điện Việt Nam phát triển vững chắc và bền vững. Bên cạnh đó, tính mở và linh hoạt của Quy hoạch điện VIII cũng là những điểm mới trong cách thức tiếp cận xây dựng Đề án.

Tuy nhiên, đánh giá chung về tình hình xây dựng Quy hoạch điện VIII, theo Bộ Công Thương, Quy hoạch phát triển điện lực lần này được lập trong bối cảnh đặc biệt hơn các quy hoạch trước với nhiều khó khăn, vướng mắc đan xen. Thứ nhất, theo quy định tại Luật Quy hoạch, Quy hoạch điện VIII phải phù hợp với Quy hoạch cấp quốc gia khác, tuy nhiên, một số quy hoạch cấp quốc gia khác chưa được xây dựng như các Quy hoạch: Tổng thể quốc gia; không gian biển quốc gia; sử dụng đất quốc gia. Với đặc thù quy hoạch điện có liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nên quá trình xây dựng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định bố trí không gian của chương trình phát triển điện lực.

Thứ hai, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã làm chậm lại sự phát triển phụ tải trong 2 năm vừa qua. Quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều biến động, phụ thuộc vào các vấn đề địa - chính trị phức tạp đang diễn ra, cũng như tốc độ phục hồi của nền kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì vậy, việc dự báo sát diễn biến tăng trưởng phụ tải trong thời gian tới đặt ra rất nhiều thách thức.

Quy hoạch điện VIII: Phát triển ngành điện bền vững, nâng cao tự chủ về năng lượng
Quy hoạch điện VIII phải đảm bảo phát triển ngành điện bền vững, nâng cao khả năng tự chủ về năng lượng đất nước

Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng tái tạo dẫn tới khối lượng các dự án này được đề xuất tính toán trong Quy hoạch điện VIII vượt xa rất nhiều so với nhu cầu phụ tải giai đoạn tới năm 2025 và 2030. Hiện nay, tổng quy mô nguồn điện do các tỉnh đề xuất bổ sung quy hoạch tới năm 2030 ước tính gấp khoảng 3 lần so với tổng công suất cực đại của toàn quốc năm 2030 và chủ yếu tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam (chiếm tới 87%). Ngoài ra, các địa phương cũng đang tiếp tục đề xuất phát triển 122.200 MW các dự án LNG, trong đó khoảng 93.300 MW tập trung ở khu vực miền Trung và miền Nam, chiếm tới 76%.

Đây là một trong những khó khăn rất lớn trong quá trình đề xuất chương trình phát triển điện lực nhằm đáp ứng đa mục tiêu đặt ra cho chương trình, như vừa phải đáp ứng khả năng khai thác tối đa các nguồn năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng nhưng phải phù hợp với đặc điểm vận hành hệ thống điện của Việt Nam, phải đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các miền, hạn chế tối đa truyền tải liên miền gây lãng phí, đảm bảo chi phí hệ thống tối thiểu…

Thứ tư, việc tiếp tục phát triển các dự án điện than (có/chưa có chủ đầu tư) đã được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh hiện đã thực hiện nhiều thủ tục chuẩn bị đầu tư nhưng đang gặp rất nhiều sức ép phải xem xét tới tính khả thi phát triển, như hiện nay nhiều nước đã cam kết không phát triển các dự án nhiệt điện than mới, các ngân hàng không chấp nhận cấp vốn cho các dự án phát triển mới, trong khi đó nguồn điện than dự kiến tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh cung cấp điện trong thời gian tới…

Sẽ có những giải pháp tổng thể

Để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế - chính trị của đất nước và định hướng chiến lược phát triển năng lượng bền vững, Quy hoạch điện VIII phải dựa trên các tài liệu thu thập được từ các Quy hoạch ngành khác đã được phê duyệt trước đây, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nghị quyết, kết luận, văn bản chỉ đạo của các cấp trung ương, địa phương để làm cơ sở triển khai. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Quy hoạch, Bộ Công Thương đã tổ chức các buổi hội thảo giữa kỳ và cuối kỳ để tham vấn ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế… về các nội dung của Đề án.

Trên cơ sở dữ liệu hiện có, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương xem xét đưa vào tính toán với mục tiêu khai thác tối đa các nguồn điện do các địa phương đề xuất, nhằm bổ sung phát triển các nguồn điện mới trong thời gian tới với quy tắc chi phí hệ thống tối thiểu, giảm thiếu tối đa nguồn vốn đầu tư và đảm bảo tuân thủ Nghị quyết số 55.

Bên cạnh đó, đối với việc phát triển các dự điện than, Bộ Công Thương sẽ phân tích, đánh giá toàn diện về các dự án đã được bổ sung quy hoạch, tính khả thi phát triển trong thời gian tới, để xem xét việc phát triển các nguồn điện than phù hợp với lộ trình phát triển xanh, sạch của hệ thống điện.

Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, để thực hiện thành công Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu và đưa ra những giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII có nhiều nội dung rà soát đã có những thay đổi so với nội dung được nêu tại tờ trình 1682/TTr-BCT trình Thủ tướng Chính phủ tháng 3/2021, tuy nhiên, dự thảo vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các định hướng lớn nêu tại Nghị quyết số 55 Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng vào cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu.
Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Nam Định tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh.
PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng lên 51,2 điểm trong tháng 10, theo đó tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh đang kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận thiết lập hệ sinh thái cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng nam châm đất hiếm nhờ tài nguyên dồi dào và chính sách thuận lợi cho điện tử và năng lượng tái tạo.
Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Ngành công nghiệp hóa dược là ngành có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan toả đến các ngành kinh tế khác.
igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

igus®, công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhựa chuyển động và tự động hóa sẽ tham gia Triển lãm Công nghiệp Quốc tế VIMF Bắc Ninh 2024 từ ngày 6-8/11/2024
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết chắc chắn sẽ đạt kế hoạch năm 2024, thậm chí có doanh nghiệp lạc quan sẽ vượt tới 40 - 50% kế hoạch.
Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan toả, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động