Thứ hai 25/11/2024 05:37

Quảng Nam: Tạo sinh kế và bảo tồn văn hoá Cơ Tu nhờ phát triển du lịch vùng cao

Là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, trong đó có “Du lịch xanh”, các huyện miền núi của Quảng Nam đang tập trung khai thác, phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Hoạt động này góp phần tạo sinh kế, việc làm ổn định cho đồng bào Cơ Tu trong thời gian qua.

Tạo sinh kế cho người đồng bào Cơ Tu

Từ khi bắt đầu khởi công xây dựng, Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) đã tạo việc làm cho gần 100 lao động là đồng bào Cơ tu tại huyện Đông Giang. Hơn 2 năm làm việc tại đây, chị BRíu Thị BRơn (26 tuổi, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang) hiện đang làm nhân viên chăm sóc cây xanh khu du lịch cho biết, khi chưa có khu du lịch, những người Cơ Tu muốn tìm một việc làm ở nơi giữa đại ngàn rất là khó khăn. Người dân ở đây chủ yếu là nương, rẫy nên thu nhập rất thấp. Từ khi có khu du lịch thì thu nhập và cuộc sống người dân dần ổn định. “Khi vừa tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế thì tôi được nhận vào Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang để làm việc. Cuộc sống của tôi dần được cải thiện hơn. Một phần nữa, khi được làm việc trên chính quê hương của mình, tôi thấy rất tự hào vì đã góp một phần công sức vào việc phát triển du lịch ở quê hương của mình”, chị BRơn chia sẻ.

Đồng bào Cơ Tu có việc làm, thu nhập ổn định nhờ vào phát triển khu du lịch tại huyện Đông Giang

Tại các khu điểm du lịch trên địa bàn huyện Đông Giang như: Khu du lịch sinh thái Cổng trời, làng du lịch cộng đồng Bhơhôồng và Đhrôồng, các đơn vị đã phối hợp UBND huyện Đông đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm đan lát mây tre, dệt thổ cẩm, nông sản truyền thống của đồng bào Cơ tu vào để giới thiệu, quảng bá đến với khách tham quan, tạo thêm thu nhập cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Hương – Giám đốc điều hành Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với UBND huyện Đông Giang về các sản phẩm mà đồng bào Cơ tu cung cấp, để làm sao ngoài việc phát triển du lịch thì cũng tạo điều kiện cho đồng bào ở có thêm các nguồn thu nhập. Hiện chúng tôi đã đưa được 12 sản phẩm vào giới thiệu tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang”.

Bảo tồn giá trị văn hoá Cơ Tu

Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào Cơ Tu, bà Hương cho biết thêm, phía đơn vị đã xây dựng một mô hình làng văn hoá Cơ tu tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang. Tại đây, du khách sẽ được để trải nghiệm, giao lưu và biết thêm về những nét văn hoá truyền thống của đồng bào Cơ tu qua các điệu múa tân tung da dá hay ẩm thực…

Mô hình làng văn hoá Cơ tu tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang

Về hướng phát triển lâu dài, lãnh đạo huyện Đông Giang cho biết, địa phương đang xây dựng đề án về hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cơ Tu gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Để triển khai thành công đề án, huyện khắc phục điểm yếu về nguồn lực đầu tư, nhất là tính chuyên nghiệp của người dân. Bởi hiện nay, một đoàn khách khoảng 50 - 70 người muốn lên khám phá làng Du lịch cộng đồng thì đội ngũ phục vụ lập tức bị động.

Đối với các làng du lịch Cộng đồng, huyện Đông Giang sẽ sắm toàn bộ trống, chiêng và trang phục nhằm phục vụ biểu diễn múa tân tung da dá, nói lý, hát lý, không còn kiểu người góp chiêng, người góp trống tự phát như trước. Huyện sẽ củng cố ban quản lý, tổ chức hoạt động ở các làng theo hướng chuyên nghiệp; phối hợp mở các lớp tập huấn hướng dẫn viên cho cư dân bản địa. Đồng thời đẩy mạnh dệt thổ cẩm truyền thống, đan lát mây, tre nứa để làm quà lưu niệm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Huyện Đông Giang sẽ củng cố ban quản lý, tổ hoạt động ở các làng du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp, bài bản.

Huyện Đông Giang cũng đang và sẽ tiếp tục thực hiện liên kết giữa các điểm du lịch với nhau và kết hợp đưa các sản phẩm OCOP vào phục vụ du khách; lập đề án phát triển dịch vụ ăn theo các dự án du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'