Thứ hai 07/04/2025 17:41

Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ủy ban Dân tộc đã có Báo cáo số 88/BC-UBDT tổng kết đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu, đổi mới phát triển của đất nước”.
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa

Theo đó, trong 5 năm (từ năm 2012 – 2016), Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành địa phương liên quan tổ chức tập huấn các kỹ năng “Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số” với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đối tượng là già làng, trưởng bản, trưởng thôn.

Triển khai thực hiện các tiểu đề án

Từ năm 2012 đến năm 2016 UBDT đã tổ chức 28 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc phương và đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện biên giới các tỉnh thành: Quảng Nam, Đắk Nông, Bình Phước, Tuyên Quang, Lâm Đồng, An Giang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... Tổ chức 2 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa. Xây dựng 7 mô hình câu lạc bộ pháp luật tại xã, tất cả các hình thức đều phát huy tác dụng. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật gồm: Đất đai, hôn nhân và gia đình, giao thông đường bộ, biên giới Quốc gia, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình... Qua triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương, nhận thức pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm đáng kể, do đó đã góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Thông qua công tác phổ biến pháp luật đã từng bước nâng cao dân trí, ý thức tự giác chấp hành pháp luật và hình thành văn hóa pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số. Ý thức chấp hành pháp luật được nâng cao nên ít xảy ra các đơn thư, tố cáo của nhân dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thời gian qua, UBDT đã phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho các nhóm đối tượng thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Tập huấn kiến thức pháp luật mới, kỹ năng nâng cao năng lực thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng thôn ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân. UBDT đã chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang mở hội nghị tập huấn cho các nhóm đối tượng thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Đó là các trưởng thôn, trưởng bản, già làng, người có uy tín thuộc 6 xã của 2 huyện Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Thông qua các lớp tập huấn này, nhận thức, tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực. Từ đó nhận thức của đồng bào được nâng lên, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trong khu dân cư và địa bàn sinh sống.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng công tác phổ biến pháp luật và tập huấn cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Đối tượng tập huấn và phổ biến, giáo dục pháp luật chưa nhiều do kinh phí hạn hẹp. Sự phối hợp giữa UBDT với các cơ quan hữu quan tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa thường xuyên, chưa đi vào nề nếp. Vì vậy, UBDT kiến nghị Chính phủ quan tâm dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho các đề tài, dự án để tập huấn, bồi dưỡng và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng là trưởng thôn, trưởng bản, già làng, trưởng ấp, người có uy tín… Đẩy mạnh tăng cường sự phối hợp giữa UBDT, Bộ Tư pháp và UBND cấp tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đưa công tác này vào nề nếp thường xuyên, có hiệu quả.

X.T

Tin cùng chuyên mục

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Quảng Nam là trung tâm công nghiệp dược liệu trọng điểm

Quảng Trị lan tỏa thương hiệu cà phê Khe Sanh

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu