Thứ năm 28/11/2024 12:27

Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN 2024 kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu xuyên biên giới

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN (ASEAN Online Sale Day) 2024 đã bắt đầu từ hôm nay và kéo dài hết 10/8/2024.

Diễn ra tại địa chỉ , ASEAN Online Sale Day 2024 là cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận các chương trình ưu đãi đặc biệt và các sản phẩm độc đáo từ 10 quốc gia thành viên trong khu vực.

Thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, Ngày mua sắm trực tuyến đã là hoạt động thường niên thuộc lĩnh vực thương mại điện tử trong khối ASEAN. Tiếp nối thành công của những năm trước, năm nay, chương trình không chỉ thu hút sự tham gia của nhiều sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee… mà còn có mặt hai tên tuổi mới là TikTok và Amazon.

Trên trang web của chương trình thể hiện rõ hàng trăm sàn thương mại điện tử và các thương hiệu tham gia bán hàng online của các nước góp mặt đông đủ. Những quốc gia có sự tham gia nhiều nhất có thể kể đến như: Myanmar với khoảng 90 gian hàng; Việt Nam khoảng 70 gian hàng; Thái Lan khoảng 15 gian hàng.

Các thương hiệu của Việt Nam tham gia ASEAN Online Sale Day 2024

Các sàn thương mại điện tử của Việt Nam tham gia ASEAN Online Sale Day 2024 có thể kể đến như: Gumac, Triumph, Juno, Hoàng Hà Mobile, Cozy, Windy...

So với năm 2023, Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN năm nay diễn ra ít hơn, chỉ 3 ngày trong khi năm ngoái là 15 ngày (từ 8 - 22/8/2023).

Được biết, cùng với các chính sách bán hàng ưu đãi hấp dẫn cho người tiêu dùng ASEAN Online Sale Day 2024 còn có các chương trình bên lề; các chương trình tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới, hướng dẫn kết nối, tiếp cận khách hàng ASEAN…

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết thêm, ASEAN Online Sale Day 2024 sẽ triển khai hai nhóm hoạt động chính gồm mua sắm trong nước và mua sắm xuyên biên giới. Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng trải nghiệm một không gian mua sắm phong phú mà còn mở ra những cơ hội xuất khẩu mới cho các doanh nghiệp ASEAN thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN luôn là sự kiện lớn trong giới thương mại điện tử bởi đây không chỉ là cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và phát triển các nền kinh tế ASEAN qua nền tảng kỹ thuật số.

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số nhận định, với sự tham gia tích cực từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng, sự kiện này dự kiến sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thương mại điện tử trong khu vực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và sự hợp tác bền vững giữa các quốc gia thành viên.

Thị trường thương mại điện tử trong nước vẫn đang duy trì mức tăng trưởng hai con số, ước tăng trên dưới 25% của năm nay.

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN (ASEAN Online Sale Day) 2024 đã bắt đầu từ hôm nay và kéo dài hết 10/8/2024

Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, trong quý II⁄2024 ước tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam gồm: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktokshop đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên 5 sàn ước đạt 156.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo, trong quý 3/2024, tổng doanh số trên các sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 88,3 nghìn tỷ đồng với 944 triệu sản phẩm được bán ra, tăng lần lượt 23,2% và 23,1% so với quý trước.

Báo cáo “Thương mại điện tử ở Đông Nam Á 2024” của Momentum Works công bố giữa tháng 7 vừa qua cũng cho thấy, hoạt động thuơng mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á liên tục tăng trưởng qua các năm và tổng giá trị hàng hóa của năm nay đã gấp đôi năm 2020. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất, với tổng giá trị hàng hóa tăng lần lượt là 52,9% và 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, Việt Nam đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 3 khu vực.

Thực tế là trong 4 năm trở lại đây, thương mại điện tử Việt Nam đã tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng trung bình 16 - 30% mỗi năm, vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao hàng đầu thế giới.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần