Ngành dệt may: Gồng mình duy trì sản xuất

Trong thời gian qua, một số tỉnh, thành phố phía Nam đã thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 bùng phát. Do đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành dệt may cũng chịu rất nhiều tác động.

Khó khăn chồng chất

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang ở trong thời điểm khó khăn nhất từ khi dịch Covid-19 bùng phát dịch đến nay. Lần đầu tiên tập đoàn có ca F0 và diễn biến trên diện rộng. Tính đến ngày 10/7 đã có trên 10.000 lao động không thể đến nhà máy - chiếm 10% lực lượng lao động của tập đoàn và trên 20% lực lượng lao động phía Nam (khu vực đóng góp trên 60% thu nhập cho tập đoàn).

Ngành dệt may: Gồng mình duy trì sản xuất
Dịch bệnh bùng phát tại các tỉnh, thành phố phía Nam - khu vực có số lượng lớn doanh nghiệp dệt may đang sản xuất, kinh doanh - khiến ngành dệt may chật vật trong việc duy tr hoạt động.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex - cho rằng, khi TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ thì số lượng lao động không thể làm việc sẽ tăng nhanh. “Khó khăn sẽ còn chồng chất hơn khi tất cả các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã đủ đơn hàng đến hết tháng 9 và một phần đến tháng 12. Việc cam kết giao hàng và thực hiện trách nhiệm của hợp đồng kinh tế cũng là rủi ro rất lớn với từng doanh nghiệp” - lãnh đạo Vinatex lo lắng.

Công ty TNHH Việt Thắng Jean dù đã chủ động sửa lại nhà xưởng, chuẩn bị thêm trang thiết bị để bố trí cho công nhân vừa làm việc vừa nghỉ ngơi tại chỗ theo Chỉ thị 16, đồng thời ổn định sản xuất. Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn rất lo bởi sản xuất trong điều kiện giãn cách chỉ có thể đạt 50% công suất, trong khi các xưởng ở TP. Hồ Chí Minh phải đạt sản lượng 20.000 sản phẩm/ngày mới đủ 5 container hàng/tuần giao cho khách hàng.

Việc TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch đã chồng thêm gánh nặng buộc doanh nghiệp dệt may phải gồng mình xoay sở vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất.

Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo từng cấp độ

Sau 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã đạt gần 19 tỷ USD, tăng trên 20% so với 2020, vượt qua cả con số của cùng kỳ 2019. Bộ Công Thương nhận định, ngành đã phục hồi khá sớm so với dự báo phải hết 2021 mới quay lại ngưỡng 2019, thậm chí đến quý III/2022. Kết quả này, dù được đánh giá khả quan, tuy nhiên xét trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có thể thấy ngành dệt may sẽ rất chật vật trong việc giữ được thành quả đã đạt được trong nửa đầu năm.

Cộng hưởng với đó là những dự báo không hề tươi sáng cho ngành trong nửa cuối năm 2021. Trong đó, chi phí thương mại được dự báo vẫn giữ ở mức độ cao và là rủi ro trọng yếu cho phục hồi thương mại. Tỷ giá neo ổn định cũng là bất lợi đối với các ngành xuất khẩu như dệt may trong khi các quốc gia cạnh tranh quyết liệt như Ấn Độ, Bangladesh… đều có điều chỉnh nội tệ giảm so với USD. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng gần 30% trong 6 tháng đầu năm vừa là niềm vui nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro trong chính sách của Mỹ với Việt Nam, nhất là trong điều kiện điều khoản 301 của Luật Thương mại 1974 vẫn chưa hoàn toàn được giải tỏa trong tiếp cận của Mỹ.

Riêng với Vinatex, nửa cuối năm 2021 cũng nhận diện nhiều rủi ro mới. Ông Lê Tiến Trường nhận định, các doanh nghiệp trọng yếu như: Phong Phú, Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, Hữu Nghị nằm trong vùng có dịch và phải làm việc giãn cách, tỷ lệ lao động làm việc thấp; các mặt hàng thế mạnh chưa có biểu hiện phục hồi; ngành sợi có đóng góp lớn về hiệu quả nhưng có độ nhạy cảm cao với thị trường, vị thế kinh doanh chưa bền vững; cơ hội thị trường tốt, nhưng nếu không đảm bảo tiến độ sản xuất thì có nguy cơ hệ lụy về kinh tế.

Trước những khó khăn chồng chất của doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp khu vực phía Nam, Bộ Công Thương đã rốt ráo yêu cầu các cơ quan thuộc bộ và địa phương bám sát tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổ chức hướng dẫn Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có các giải pháp cụ thể để tái khởi động lại hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí an toàn.

Từ thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lãnh đạo Vinatex cũng đề nghị, cán bộ, người lao động thuộc tập đoàn, tuyệt đối tuân thủ các quy định của ngành y tế trong phòng dịch, đảm bảo an toàn cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp; sẵn sàng tham gia sản xuất trong điều kiện vừa sản xuất, vừa lưu trú tại nhà máy. Tổ chức công đoàn, tích cực tham gia cùng người quản lý chuẩn bị điều kiện lưu trú cho người lao động, chuẩn bị nhu yếu phẩm, cung ứng tại chỗ. Các cơ sở sản xuất phía Bắc và miền Trung chuẩn bị sẵn sàng cho điều kiện vừa sản xuất vừa lưu trú; đặc biệt, nâng công suất tối đa vừa đảm bảo hoàn thành vượt mức nhiệm vụ, vừa có cơ hội bù đắp sản lượng cho doanh nghiệp phía Nam do giãn cách đang bị giảm thiểu .

Nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn nhà nước có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay ngân hàng, có cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi để chuẩn bị cho những đơn hàng sắp tới.

Dịch bệnh bùng phát tại các tỉnh, thành phố phía Nam - khu vực có số lượng lớn doanh nghiệp dệt may đang sản xuất, kinh doanh - khiến ngành dệt may chật vật trong việc duy trì hoạt động.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động