Chủ nhật 22/12/2024 18:55

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Từ ngày 2 - 4/10, tại Vĩnh Long, Bến Tre và Long An đã diễn ra chuỗi sự kiện hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...

Cụ thể, Viện Phát triển Doanh nghiệp - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Văn phòng miền Nam Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và các đơn vị liên quan đã tổ chức chuỗi sự kiện, hội thảo gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn…

Chuỗi sự kiện, hội thảo hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng như một lợi thế cạnh tranh và làm nên sự thành công của các hợp tác xã và doanh nghiệp. Theo đó, để tăng cường sự phát triển sản xuất kinh doanh và bảo vệ tài sản trí tuệ, qua các sự kiện, Văn phòng miền Nam Cục Sở hữu Trí tuệ đã giới thiệu về bảo hộ tài sản trí tuệ và cung cấp các phương pháp quản trị và khai thác tài sản trí tuệ, nhằm đảm bảo rằng công sức nghiên cứu, sáng tạo của mỗi đơn vị được bảo vệ và không bị vi phạm. Qua đó, các hợp tác xã, doanh nghiệp có thể an tâm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, góp phần nâng cao chất lượng, sự độc đáo của sản phẩm và dịch vụ…

Tại chuỗi sự kiện, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ ở các địa phương đã có bài phát biểu về "Hướng dẫn các quy định pháp luật về truy xuất nguồn gốc sản phẩm" nhằm cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Với mục đích đảm bảo tính minh bạch và chất lượng của các sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là quá trình theo dõi và ghi lại thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và tiêu thụ của sản phẩm từ khâu sản xuất đến khi tới tay người tiêu dùng.

Đại diện Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam đã trình bày giải pháp công nghệ chống giả bằng Tem Chip điện tử TrueData. Đây là giải pháp tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như RFID, AI, Blockchain..... Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là vấn đề đã và đang được quan tâm đặc biệt trong thời đại công nghệ số, nhất là khi hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.

Thông qua truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng Tem Chip TrueData, người tiêu dùng có thể biết được xuất xứ và quá trình sản xuất của một sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa chất lượng và an toàn. Ngoài ra, Tem Chip TrueData còn giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, khi có thông tin rõ ràng về sản phẩm, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng một cách chính xác, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, qua đó góp phần minh bạch thị trường. Đáng nói là bằng cách lưu vết quá trình sản xuất và lưu trữ thông tin về nguồn gốc, các cơ quan chức năng có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý các vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái.

Công ty Cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) ra mắt Văn phòng đại diện tại Vĩnh Long

Nhân chuỗi sự kiện, ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV), đã công bố và trao các quyết định bổ nhiệm ông Phạm Hùng Vũ là Trưởng Văn phòng đại diện tại Long An (Địa chỉ: Thửa đất 1298 , Ấp 3 , Xã Tân Thành, Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An); bổ nhiệm ông Võ Thanh Lương làm Trưởng Văn phòng đại diện ACTIV tại tỉnh Vĩnh Long (Địa chỉ: Bình Hòa 1, Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long); đồng thời, bổ nhiệm ông Lê Ngọc Hiếu làm Trưởng Văn phòng đại diện ACTIV tỉnh Bến Tre (Địa chỉ: Số 491, ấp Phú Ngãi, xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).

Với các sự kiện phát triển mạng lưới kinh doanh tại Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty ACTIV cam kết liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tiếp tục nỗ lực đồng hành cùng các hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan chức năng để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt