Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông sản chủ lực ở Bắc Giang

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Việc sớm tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho nhiều nông sản của Bắc Giang xuất khẩu thành công.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đi đầu trong tạo lập tài sản trí tuệ

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua, vai trò quan của công tác quản lý nhà nước về nước về sở hữu trí tuệ (SHTT) được tỉnh Bắc Giang quan tâm, chú trọng. Đặc biệt là hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhiều sản phẩm nông sản chủ lực sau khi được bảo hộ đã từng bước tăng tỷ trọng xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt tại thị trường quốc tế.

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực
Ở Bắc Giang nhiều sản phẩm nông sản chủ lực sau khi được bảo hộ đã từng bước tăng tỷ trọng xuất khẩu (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Phúc Thương – Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về SHTT. Đó là Kế hoạch số 488/ KH-UBND ngày 05/10/2021 nhằm tạo lập, phát triển tài sản trí tuệ của Bắc Giang đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, qua đó cụ thể hóa nhiều nội dung liên quan đến tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng thương hiệu. Theo đó các sản phẩm của Bắc Giang không chỉ được bảo hộ tại thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường nước ngoài như Nhật và EU.

Ông Nguyễn Phúc Thương chia sẻ, việc tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm chủ lực ra nước ngoài rất quan trọng và được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao. Chính vì lẽ đó, sau khi có kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ, Bắc Giang đã không ngừng tìm hướng đi sao cho hoạt động này tiếp tục được đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua bảo hộ quyền SHTT đối với các sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

Điều này đã góp phần đưa chỉ số đổi mới sáng tạo (PII) của Bắc Giang vào top cao của các địa phương trong cả nước. Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đánh giá và xếp hạng cao, Bắc Giang đứng thứ 11/63 địa phương trên cả nước.

NGuyễn Phúc Thương - Phó giám đốc Sở KHCN Bắc Giang
Ông Nguyễn Phúc Thương - Phó giám đốc Sở KHCN Bắc Giang chia sẻ về công tác tạo lập tài sản trí tuệ ở địa phương (Ảnh: Bùi Hùng)

Bên cạnh đó, Bắc Giang đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao trong việc chủ động đi đầu về xây dựng và phát triển thương hiệu, đặc biệt là trong những năm 2008-2015 khi mà nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương đã được bảo hộ thành công và xuất khẩu ra nước ngoài như: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ…và đến nay vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển”- ông Nguyễn Phúc Thương cho hay.

Có thể khẳng định, với sự vào cuộc tích cực của ngành khoa học và công nghệ, nông nghiệp và các cơ quan liên quan, chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu. “Hiện Bắc Giang có 3 sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, 7 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, trên dưới 100 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, đồng thời có trên 200 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Chúng tôi định hướng xây dựng sản phẩm vải thiều Lục Ngạn thành sản phẩm OCOP 5 sao”- ông Nguyễn Phúc Thương nhấn mạnh.

Phát huy giá trị tài sản trí tuệ, gia tăng giá trị sản phẩm

Qua thống kê cho thấy các sản phẩm đặc sản địa phương sau khi được xây dựng thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ đều chuyển biến tích cực. Giá trị sản phẩm được nâng lên từ 10 - 15% và giữ ổn định qua các năm. Thị trường tiêu thụ được mở rộng. Danh tiếng và uy tín của sản phẩm từng bước được khẳng định, qua đó ý thức xây dựng và phát triển sản phẩm dựa trên công cụ quyền SHTT trong cộng đồng ngày càng được nâng cao.

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực
Vùng trồng sâm Nam núi Dành ở Tân Yên được cấp nhãn hiệu tập thể (Ảnh: Thu Hường)

Cùng với quả vải thiều thì hiện nay Bắc Giang xây dựng khá nhiều sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như: Sâm Nam núi Dành, cam Lục Ngạn đang được triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý; còn ổi Tân Yên được xây dựng nhãn hiệu tập thể, ... và tương tự với nhiều sản phẩm khác.

Đơn cử như năm 2020 UBND huyện Tân Yên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Núi Dành cho sản phẩm sâm Nam. Sau đó, năm 2021 Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành xã Liên Trung được UBND huyện Tân Yên trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý núi Dành đối với sản phẩm sâm Nam. Từ đây vùng trồng sâm Nam núi Dành đã từng bước được mở rộng, sản phẩm sâm Nam núi Dành đã được thị trường biết đến.

Chị Nguyễn Thị Kim Dung – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Kiêm giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành xã Liên Trung (huyện Tân Yên) cho biết: Từ khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì diện tích vùng trồng trên địa bàn xã Liên Trung đã được chúng tôi phát triển mở rộng gấp 10 lần. Đồng thời, để phát triển các sản phẩm nâng cao giá trị thương hiệu của sâm Nam núi Dành chúng tôi đã áp dụng quy trình trồng và canh tác theo VietGap đối với sản phẩm củ sâm và phát triển nhiều sản phẩm khác từ sâm như: Trà sâm, tinh chất sâm, dầu gội sâm, rượu sâm, cao sâm…

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực
Chị Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ về hiệu quả gia tăng của sâm Nam núi Dành sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Ảnh: Thu Hường)

Hiện vùng trồng sâm của Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành tại xã Liên Trung lên đến 50ha, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 5ha, với sản lượng khoảng 50 tấn, các sản phẩm 5 năm tuổi cho thu hoạch với giá bán từ 1-2 triệu đồng/kg. Với mức giá đó, người trồng sâm thu nhập từ 5-10 tỷ đồng/ha. Ngoài ra chúng tôi có thể tận thu lá, thân, hoa dùng vào các sản phẩm dược, các sản phẩm chức năng và phục vụ thức ăn chăn nuôi”- chị Dung chia sẻ.

Bên cạnh củ sâm, cây ổi của Tân Yên giờ đây cũng đã chiếm vị thế quan trọng trong phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa của Tân Yên nói riêng và Bắc Giang nói chung.

Năm 2020, ổi Tân Yên được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho Hợp tác xã Nông nghiệp Quyên Phong. Từ đây cây ổi đã trở thành một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế nông hộ ở Tân Yên.

Anh Đặng Huy Phong – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quyên Phong - (huyện Tân Yên) chia sẻ: Từ năm 2020 đến nay khi quả ổi đã có nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, người tiêu dùng dễ nhận biết và nhớ đến quả ổi Tân Yên với chất lượng giòn, ngon ngọt.

Theo anh Phong, hiện diện tích trồng ổi của Hợp tác xã vào khoảng 350-400ha, trong đó có khoảng 50ha đang được trồng canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, hiện Hợp tác xã đang thí điểm trồng theo hướng hữu cơ và hỗ trợ các hộ nông dân thực hiện trồng theo tiêu chuẩn VietGap.

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực
Anh Đặng Huy Phong chia sẻ về quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGap của ổi Tân Yên (Ảnh: Thu Hường)

Nói về thu nhập từ quả ổi, anh Phong cho hay, cây ổi cho thu nhập kinh tế khá cao và ổn định, cây ổi sau khi trồng từ năm thứ 3 trở đi là cho thu hoạch tốt, doanh thu đạt khoảng 30-35 triệu đồng/sào/năm, trừ chi phí đi người trồng thu được từ 20-23 triệu đồng/sào/năm.

Bên cạnh việc bảo hộ quyền SHTT trong nước, đến nay nhiều nông sản của Bắc Giang đã được bảo hộ ở nước ngoài như: Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ tại 8 quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Mỹ, Australia, Singapore); mỳ Chũ được bảo hộ tại 5 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia); mỳ Kế được bảo hộ tại 5 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan); gà đồi Yên Thế được bảo hộ tại 3 quốc gia (Lào, Trung Quốc, Singapore)...

Các địa phương có số lượng nhãn hiệu tập thể nhiều như: Lục Ngạn có 23 nhãn hiệu; Lục Nam 13 nhãn hiệu; thành phố Bắc Giang có 10 nhãn hiệu; Hiệp Hoà có 8 nhãn hiệu; Tân Yên có 9 nhãn hiệu; Sơn Động, Việt Yên có 8 nhãn hiệu; Yên Dũng có 7 nhãn hiệu…

Từ số liệu trên, có thể thấy công tác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của tỉnh Bắc Giang trong những năm qua đạt nhiều kết quả và luôn nằm trong nhóm các tỉnh top đầu cả nước.

Việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu... là một giải pháp quan trọng phải thực hiện nhằm xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nông dân. Các sản phẩm được bảo hộ đã phát huy được giá trị riêng có, ưu thế của mình, sản phẩm được đóng gói và truy xuất rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.

Đặc biệt, năm 2021, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Việc xây dựng thương hiệu đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thuận lợi cho quả vải xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và khẳng định được giá trị thương hiệu, nâng cao đời sống nhân dân.

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Thu Hường - Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội triển khai phong trào

Hà Nội triển khai phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hà Nội triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao kỹ năng số cho người dân, phát triển chính quyền và xã hội số hiệu quả.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.
Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Tranh cãi lòng se điếu dùng hóa chất, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,
Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn cả nước xảy ra 6.121 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,2%.
Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tọa lạc tại Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là nơi lưu dấu bước chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 lần đầu tiên ghi nhận thành phố Hải Phòng vươn lên đứng đầu với 74,84 điểm.
Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hoà Bình có nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/5/2025, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Xu hướng

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

Tiêu dùng xanh đang trở thành làn sóng mới trên thị trường Việt, khi người trẻ và tiểu thương cùng chuyển dịch nhận thức, chủ động thay đổi hành vi mỗi ngày.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Không ít doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại nặng nề vì những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng từ những “nấm độc” núp bóng review.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc xe đưa tang đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thì bốc cháy dữ dội.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2025 với tên gọi “Pháp luật với mọi người” diễn ra từ 00h00’ ngày 06/5 đến 23h59 ngày 25/5/2025.
Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, cấp cứu, cứu chữa cho người bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu, bất kỳ lý do gì...
Mobile VerionPhiên bản di động