Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Tiến sỹ Dương Thái Trung- chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt trong thời gian tới
Lâm Đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết Lâm Đồng: Tuyên phạt 8 năm tù đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước Công an khám xét nhà Chánh văn phòng Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng

Sáng ngày 26/9, tại TP. Đà Lạt, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì tổ chức buổi tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt”.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh - đã nêu lý do, sự cần thiết trong việc phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng để tổ chức buổi toạ đàm, nhằm nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng ngăn chặn triệt để tình trạng xâm phạm thương hiệu nông sản Việt, nhất là nông sản Đà Lạt.

Hoạt động xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt đang diễn ra phức tạp, tinh vi hơn. “Trước thực tế đó, vấn đề bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt nói riêng, nông sản Việt nói chung, đặt ra nhiều thách thức cần được nhìn nhận thấu đáo” - ông Hiển phát biểu.

Chung tay bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Lê Sơn

Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho biết, tình trạng gian lận thương mại liên quan tới các sản phẩm nông sản địa phương như khoai tây, cà rốt, dâu tây… vẫn đang diễn ra phức tạp, khó lường. “Lâm Đồng luôn quan tâm xây dựng thương hiệu nông sản, nhiều sản phẩm của tỉnh đã tham gia vào chuỗi toàn cầu. Hiện, địa phương có 30 thương hiệu nông sản và nông sản địa phương chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, Lâm Đồng đã xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tập trung vào sản phẩm rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông trở thành thương hiệu mạnh, có giá trị cao…”, ông Phạm S cho hay.

Chung tay bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt
Tiến sỹ Dương Thái Trung - chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu giải pháp bảo vệ nông sản Đà Lạt tại đầu cầu trực tuyến Hà Nội. Ảnh: Lê Sơn

Từ đầu cầu trực tuyến tại Hà Nội, Tiến sỹ Dương Thái Trung - chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt diễn ra khá phổ biến. Theo quy định của pháp luật, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, giả mạo xuất xứ hàng hóa, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Hậu quả và ảnh hưởng tiêu cực của hành vi giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt rất lớn. Do đó, Tiến sỹ Dương Thái Trung đã nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt.

Thứ nhất, thiệt hại lớn nhất là thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" bị lạm dụng, giả mạo để mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ thương nhân, thương lái kinh doanh nông sản, khiến uy tín thương hiệu giảm, thậm chí mất thương hiệu.

Thứ hai, người tiêu dùng cuối cùng bị thiệt hại (về sức khỏe, tinh thần, kinh tế) do không được dùng sản phẩm có chất lượng, đúng thương hiệu, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý của nông sản đã cam kết.

Thứ ba, người trực tiếp sản xuất nông sản không được hưởng đúng giá trị mà mình tạo ra, các loại nông sản giả mạo thương hiệu bị người tiêu dùng phê phán, tẩy chay.

Thứ tư, do “giả mạo” nên việc quản lý chất lượng nông sản lưu thông trên thị trường gặp nhiều khó khăn, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải dành nhiều thời gian và nguồn nhân lực để tăng cường các hoạt động tiền kiểm và hậu kiểm.

Thứ năm, tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản có thương hiệu nói chung, khoai tây Đà Lạt nói riêng, thông qua hợp đồng giữa các nhà (nhà nông, hợp tác xã, ngân hàng, doanh nghiệp phân phối…).

Thứ sáu, cơ quan liên quan cần tăng cường công tác thông tin tuyền truyền, tập huấn pháp luật về thương hiệu, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc đảm bảo đủ mạnh, đủ rộng để có thể phổ biến đến người kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn cả nước. Đặc biệt là thông tin về về sản lượng, thời vụ thu hoạch, chất lượng và kinh nghiệm phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây nhập khẩu từ nước ngoài; các chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản Đà Lạt và các địa điểm phân phối các sản phẩm này.

Thứ bảy, địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, Công an kinh tế…), các cơ sơ kinh doanh nông sản trên địa bàn để kịp thời xử lý vi phạm và ngăn ngừa tái phạm; xử lý nghiêm các vụ vi phạm, thậm chí xử lý hình sự để răn đe và làm gương.

Chung tay bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt
Trung tá Mai Văn Toàn - Đội trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lâm Đồng - phát biểu. Ảnh: Lê Sơn
Chung tay bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt
Ông Phạm Văn Cường - Phó chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng - nêu quan điểm. Ảnh: Lê Sơn

Trung tá Mai Văn Toàn - Đội trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lâm Đồng - cho rằng, nguyên nhân nông sản bị giả mạo xuất xứ nguồn gốc, nhãn hiệu là giá nông sản Đà Lạt chênh lệch cao hơn nông sản Trung Quốc. Hành vi dán mác xuất xứ Đà Lạt là hành vị gian lận thương mại, quy định xử phạt. Hiện, Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra xử phạt được một số tiểu thương vi phạm.

Giải pháp trong thời gian tới, Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh, xử phạt nghiêm các cơ sở vi phạm. Công an tỉnh sẽ phối hợp cơ quan chuyên môn liên quan cấp tỉnh, huyện phổ biến, tuyên truyền cho người dân, cơ sở kinh doanh nông sản, với người tiêu dùng, biểu dương người dân tố giác cơ sở vi phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt; yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết không vi phạm. Ngoài ra, công an tỉnh sẽ tăng cường phối hợp nhận diện, phát hiện sớm những cơ sở kinh doanh, tiểu thương nhập hàng ngoại giá rẻ để “đội lốt” giả xuất xứ nhãn hiệu nông sản Đà Lạt có thương hiệu trục lợi.

Ông Phạm Văn Cường - Phó chi Cục trưởng chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho hay, lực lượng QLTT nhiều năm nay đã đồng hành cùng TP. Đà Lạt xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu Đà Lạt. Hiện đã được đăng ký và bảo hộ, có các giải pháp đồng bộ. Việc xây dựng thương hiệu nông sản Đà Lạt là một quá trình rất lâu dài. “Chúng tôi đã đề xuất mở điểm giao dịch các mặt hàng nông sản Đà Lạt, ngoài việc dán nhãn mác truy xuất của doanh nghiệp” - ông Cường nói thêm về cách bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt.

Còn ông Đỗ Minh Ngọc - Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng - lại cho rằng: Xây dựng tư duy bảo hộ thương hiệu tới từng nông dân, bảo hộ thương hiệu nông sản nói chung hay bảo hộ các sản phẩm nông sản cụ thể như khoai tây Đà Lạt được địa phương quan tâm triển khai nhiều năm qua. Hiện, thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã đăng ký bảo hộ thương hiệu, hàng trăm sản phẩm nông sản Đà Lạt dán nhãn đưa lên kệ tới tay người tiêu dùng, đi kèm với quản lý chất lượng, quản lý xuất xứ. Những sản phẩm này lên kệ siêu thị cửa hàng nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý.

Đồng thời, việc truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương triển khai nhưng không nhiều, vì "không thể dán từng củ khoai tây, cà rốt, trái dâu tây… Tôi thấy đề xuất truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và dán nhãn phụ như đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trang trại là một trong những giải pháp tốt. Sắp tới, Sở sẽ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu phương án xử lý triệt để vi phạm giả mạo nhãn hiệu” - ông Ngọc chia sẻ.

Chung tay bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt
Ông Trần Huy Đường - Chủ nông trại Langbiang Farm - nêu quan điểm "trước tiên, nông dân tự bảo vệ chính mình". Ảnh: Lê Sơn

Đại diện cho các hộ nông dân của Đà Lạt phát biểu, ông Trần Huy Đường - chủ nông trại Langbiang Farm, ngoài khoai tây, cà rốt, còn có nho, táo, lê… cũng bị giả xuất xứ các nước nhập khẩu. Thực trạng này xảy ra, chuyện truy xuất nguồn gốc, quản lý là một chuyện, trước tiên, nông dân tự bảo vệ mình.

"Cách bảo vệ của nông dân phải có thương hiệu, tôi ấn tượng khi người nông dân Nhật Bản tự in hình mình cùng thương hiệu nông sản của trang trại mình. Nông dân phải có mã QR Code, phải có mã số vùng trồng, hiện mới chỉ làm một số nông sản như sầu riêng. Mã số phải làm chi tiết đến từng lô sản xuất, phải được cơ quan quản lý chứng nhận" - ông Đường chia sẻ.

Để xây dụng thương hiệu nông sản của mình, bản thân trang trại đã có bộ tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn Global GAP, mã QR code rõ ràng. Đặc biệt, sản phẩm nông sản phải có câu chuyện, kể chuyện sản phẩm đó trên bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số không còn là khái miệm mới mà đang trở thành một nền công nghiệp hứa hẹn bùng nổ ở Việt Nam, đưa nền thương mại Việt tiến vào đại lộ thịnh vượng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Từ ngày 2 - 4/10, tại Vĩnh Long, Bến Tre và Long An đã diễn ra chuỗi sự kiện hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chàng trai Bùi Xuân Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cầu Đất Bean (Đà Lạt, Lâm Đồng) liên kết với hàng chục nông hộ trồng gần 100ha cà phê hữu cơ.
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Ngày 28/8, tại Bình Định đã diễn ra Hội nghị "Tập huấn quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm".
Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức họp báo Lễ hội sầu riêng lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề ‘Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập’.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện trên 770 vụ vi phạm, trị giá ước tính hơn 18 tỷ đồng, tăng 56,6% số vụ so với cùng kỳ năm 2023.
Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Từ 1/6, người tiêu dùng có thể tra cứu nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Để tăng sức cạnh tranh, mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài, các sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT đã đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý và người nông dân.
Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của Việt Nam trong thực thi các FTA, đồng thời cũng là tấm hộ chiếu cho nông sản Việt vào thị trường quốc tế.
Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra cơ hội cho XK, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác.
Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Việc sớm tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho nhiều nông sản của Bắc Giang xuất khẩu thành công.
Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Sắn là loại củ có vị ngọt bùi chứa nhiều tinh bột, chế biến thành những món mang hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó là đặc sản bánh sắn Phú Thọ.
Bánh tẻ Phú Nhi -  sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của Sơn Tây mà đã là thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Việc tiêu hủy hàng giả,kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ đang được quan tâm của các đơn vị chức năng nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không xuất xứ với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế.
Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đây là một trong những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động