Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ logistics: Kiến nghị từ các địa phương

Theo trang Al Mayhaden, ngày 14/4 vừa qua, Lực lượng vũ trang Iran bắt giữ một tàu container thuộc sở hữu của Israel gần eo biển Hormuz. Đây là diễn biến mới trong căng thẳng giữa Israel và Iran, vốn khởi đầu từ những cáo buộc của Iran về việc Israel đã phát động không kích vào đại sứ quán Iran tại Syria. Để trả đũa, vào ngày 14/4, Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào không phận Israel. Phía Israel đã hứa sẽ có động thái trừng phạt thích đáng.

Cảng Haifa tại Israel. Nguồn ảnh: Ilan Rosenberg, Reuters
Cảng Haifa tại Israel. Nguồn ảnh: Ilan Rosenberg, Reuters

Theo các kênh truyền thông Israel, việc Iran bắt giữ tàu container của Israel được coi là một đòn giáng vào tuyến đường thương mại nối Israel với các nước ở phía đông nước này. Được biết, chuỗi cung ứng của Israel đã bị tổn hại nghiêm trọng từ khi chiến sự Israel - Hamas xảy ra vào tháng 10 năm ngoái và càng trầm trọng hơn kể từ phiến quân Houthi kiểm soát khu vực Biển Đỏ.

Theo Giáo sư Faisal Ahmed tại Trường Quản trị FORE (Ấn Độ), eo biển Hormuz là điểm huyết mạch của tuyến đường giao thương hàng hóa không chỉ với Israel, mà còn với cả khu vực Trung Đông. Vì vậy, nếu xung đột Iran - Israel tiếp tục leo thang, chuỗi cung ứng hàng hóa dọc eo biển có thể bị gián đoạn nghiêm trọng. Giáo sư Faisal Ahmed cũng cảnh báo: “Nếu các nước khác trong khu vực cũng bị kéo vào xung đột, một số ngành hàng như dầu khí, hàng không, khách sạn cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều này sẽ càng đẩy chi phí logistics và bảo hiểm tăng lên, dẫn đến chi phí thương mại cao hơn”.

Chuỗi cung ứng hàng hóa từ Việt Nam đang bị ảnh hưởng như thế nào từ xung đột?

Hiện tại, giày dép và nông sản đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là Israel. Nếu xung đột tiếp tục lan rộng thì tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là một điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân là do giá cả các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sẽ tăng, cước vận chuyển cũng sẽ tăng, qua đó, người tiêu dùng trên thế giới có thể thắt chặt chi tiêu do lo ngại bất ổn.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội da giày TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, đa số doanh nghiệp trong ngành vẫn đang gặp nhiều khó khăn về đơn hàng. Theo ông Nguyễn Văn Khánh, có đến 60% doanh nghiệp của hiệp hội không có đơn hàng từ quý II đến hết năm nay. Ngược lại, 40% số doanh nghiệp có đơn hàng qua châu Âu và Mỹ cũng có thể gặp khó khăn khi tuyến đường hàng hải tại khu vực Trung Đông bị ứ đọng.

Ngành thực phẩm cũng chứng kiến đơn hàng giảm do khách hàng trong khu vực đang lo ngại tình hình bất ổn. Ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food), Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) chia sẻ "Chúng tôi hiện xuất khẩu sang Trung Đông, dù không nhiều nhưng vẫn giữ mối quan hệ với các khách hàng ở thị trường này để chờ hồi phục".

Giải pháp của các doanh nghiệp logistics Ấn Độ

Giống như Việt Nam, Ấn Độ cũng là nước có ngành thương mại song phương phát triển với Israel và các nước trong khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh căng thẳng Iran - Israel đang leo thang, các chuyên gia trong ngành logistics ở Ấn Độ đang thực hiện các giải pháp quyết liệt để đảm bảo hàng hóa được an toàn và đạt đúng tiến độ.

Về giải pháp vấn đề hàng hải, ông Jitendra Srivastava, Giám đốc điều hành công ty Triton Logistics & Maritime, đã chia sẻ “Ngành logistics Ấn Độ đang chủ động bảo vệ hàng hóa bằng cách đa dạng hóa các tuyến vận chuyển, tăng cường an ninh và sử dụng công nghệ.” Qua bài phỏng vấn với tạp chí BW Business World, ông cũng nói thêm: “Các doanh nghiệp cần ưu tiên khả năng phục hồi và thích ứng."

Đồng quan điểm, ông Sandeep Chadha, Giám đốc điều hành công ty bất động sản Warehuster, đã nhấn mạnh: "Việc ưu tiên đa dạng hóa chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro và các giải pháp ngoại giao là rất quan trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Ngành logistics cần phải tăng cường các biện pháp an ninh và áp dụng các công nghệ theo dõi tiên tiến để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn."

Được biết, chuỗi cung ứng các mặt hàng nông nghiệp, điện tử và may mặc của Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Israel. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel đạt xấp xỉ 1,4 tỷ USD. Cũng trong năm ngoái, Việt Nam và Israel đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do VIFTA, tạo tiền đề thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: FTA Việt Nam - Israel

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Từ 1/6, người tiêu dùng có thể tra cứu nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Để tăng sức cạnh tranh, mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài, các sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT đã đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý và người nông dân.
Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của Việt Nam trong thực thi các FTA, đồng thời cũng là tấm hộ chiếu cho nông sản Việt vào thị trường quốc tế.
Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra cơ hội cho XK, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác.
Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Việc sớm tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho nhiều nông sản của Bắc Giang xuất khẩu thành công.
Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Sắn là loại củ có vị ngọt bùi chứa nhiều tinh bột, chế biến thành những món mang hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó là đặc sản bánh sắn Phú Thọ.
Bánh tẻ Phú Nhi -  sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của Sơn Tây mà đã là thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Việc tiêu hủy hàng giả,kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ đang được quan tâm của các đơn vị chức năng nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không xuất xứ với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế.
Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đây là một trong những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm vừa có thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng nhanh, dẫn tới nguy cơ mất thị trường.
Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Để đón những vận hội mới từ quá trình hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp (DN) logistics cần khẩn trương xây dựng giải pháp, chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực nội tại, hướng đến cung cấp dịch vụ logistics mang tính chuyên nghiệp, theo các chuẩn mực quốc tế.
Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Năm 2022 và thời gian tới, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bất lợi đến các chuỗi cung ứng và hoạt động logistics trong nước nói riêng, trên thế giới nói chung. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp logistics bứt phá.
Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Thực tiễn hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế trong những năm gần đây cho thấy, vấn đề nâng cao giá trị cho nông sản Việt, trong đó có vai trò của truy xuất nguồn gốc (TXNG) đang trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa.
Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đoàn các cấp, hướng đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, ngày 22/03 sẽ diễn ra Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.
Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được ban hành mới đây có những quy định mới về xuất xứ hàng hoá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động