Chủ nhật 11/05/2025 22:59

Nam Định hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã 2,5 tỷ đồng phát triển các sản phẩm OCOP

Nam Định vừa ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP cho 65 doanh nghiệp, tổng mức kinh phí hỗ trợ là 2,5 tỷ đồng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn, thời gian qua, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.

Vừa qua, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho 65 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Tổng mức kinh phí hỗ trợ là 2,5 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022. Trong đó, mỗi sản phẩm 3 sao được thưởng 6,4 triệu đồng; mỗi sản phẩm 4 sao được thưởng 8 triệu đồng). Nam Định hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP với số tiền gần 12 triệu đồng và hỗ trợ chi phí bao bì, in tem hơn 1,8 tỷ đồng.

Nam Định hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã 2,5 tỷ đồng phát triển các sản phẩm OCOP

Theo đó, 65 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh ở Nam Định có sản phẩm OCOP được hỗ trợ năm 2022, 9/10 huyện, thành phố của tỉnh đều có chủ thể được hỗ trợ (tổng cộng có 91 sản phẩm, trong đó có 14 sản phẩm đạt 4 sao, 77 sản phẩm đạt 3 sao).

Các huyện có số lượng chủ thể và mức kinh phí được hỗ trợ cao nhất là Giao Thủy, Trực Ninh và Xuân Trường. Cụ thể, huyện Giao Thủy có 16 chủ thể (29 sản phẩm) được hỗ trợ, tổng kinh phí hơn 797 triệu đồng; huyện Trực Ninh có 16 chủ thể (18 sản phẩm) được hỗ trợ, tổng kinh phí hơn 495 triệu đồng; huyện Xuân Trường có 11 chủ thể (17 sản phẩm) được hỗ trợ, tổng kinh phí hơn 462 triệu đồng.

Riêng huyện Trực Ninh, ngoài được thưởng, hỗ trợ kinh phí bao bì, in tem còn có 2 chủ thể được hỗ trợ chi phí đăng ký nhãn hiệu là hộ kinh doanh Vũ Thị Nhung và Công ty cổ phần nông nghiệp VIAGRI.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Nam Định, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 329 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên (47 sản phẩm 4 sao, 282 sản phẩm 3 sao). Trong đó có 2 sản phẩm là nghêu thịt hộp Lenger (của Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam) và gạo sạch chất lượng cao 888 (của Công ty TNHH Toản Xuân) đang được tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam