Năm 2022: Kinh tế toàn cầu có giảm tốc?

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố mới đây, các biến thể Covid-19 lan rộng, lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập là những nguyên nhân chủ yếu khiến tăng trưởng kinh tế thế giới có thể chậm lại vào năm 2022.

Nguy cơ hiện hữu

Năm 2021, tăng trưởng toàn cầu ở mức khoảng 5,5%, nhưng năm nay dự báo sẽ thấp hơn. Thậm chí, trong bối cảnh dịch Covid – 19 rất khó đoán, tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể và chỉ đạt 4,1% vào năm 2022 và 3,2% năm 2023. Ở tương lai gần, tình hình có thể không lạc quan hơn vì chi phí vận chuyển cao và nhiều yếu tố tác động đến lạm phát.

Năm 2022: Kinh tế toàn cầu có giảm tốc?

Người lao động có thể bị giảm thu nhập trong năm 2022

Phần lớn mức tăng trưởng dự kiến đến từ các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel. Các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển (EMDE) chủ yếu sẽ tụt lại phía sau, do tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt hơn, và vết sẹo dai dẳng hơn từ đại dịch. Bên cạnh đó, dù nguồn cung cấp vắc-xin tăng lên, nhưng làn sóng các biến thể mới của Covid-19 như Delta và Omicron có thể phá hủy kế hoạch trong vòng vài tuần, thậm chí vài ngày khi các địa điểm rơi vào tình trạng đóng cửa hoặc một số nước đóng cửa biên giới.

WB cũng nhận thấy nguy cơ trong chi tiêu Chính phủ chưa từng có, chủ yếu vào kích thích kinh tế. Các Chính phủ thực sự đã gánh một khoản nợ khổng lồ. Năm 2020, nợ toàn cầu chiếm 263% tổng sản phẩm thế giới, mức cao nhất trong 50 năm. Nhưng ở đây, một lần nữa, thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển gặp bất lợi. Điều này nhất định dẫn đến các điều kiện tín dụng không thuận lợi hoặc không còn hạn mức tín dụng nào nữa. Các quốc gia trên cũng có thể phải đối mặt với lãi suất cao hơn, lạm phát gia tăng và tỷ giá hối đoái bất lợi.

Theo WB, tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ giảm từ mức ước tính 8% năm 2021 xuống còn 5,1% trong năm nay, một phần do ảnh hưởng của đại dịch kéo dài cũng như sự thắt chặt quy định bổ sung từ Bắc Kinh. Ngoài ra, các nền kinh tế tiên tiến được dự đoán sẽ chậm lại từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022. Quỹ đạo tăng trưởng của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ không đủ mạnh để đưa đầu tư hoặc sản lượng trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023. Đối với một số quốc gia nhỏ hơn hoặc thậm chí các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ở dưới mức trước đại dịch.

2/5 nền kinh tế ở châu Phi cận Sahara và 1/2 các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi sẽ vẫn ở dưới mức GDP bình quân đầu người trước đại dịch vào năm 2023.

Gia tăng bất bình đẳng thu nhập

Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là giữa các quốc gia. WB đề cập đến dữ liệu cho thấy, 60% hộ gia đình được khảo sát trong EMDE bị mất thu nhập vào năm 2020, trong khi những hộ gia đình ở các nước thu nhập thấp và ở châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Năm 2022: Kinh tế toàn cầu có giảm tốc?

Lạm phát vốn có xu hướng ảnh hưởng nặng nề nhất đến người lao động có thu nhập thấp, đang ở mức chưa từng thấy kể từ năm 2008. Giá cả tăng sẽ hạn chế chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Covid-19 cũng đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ và có thể làm phức tạp nỗ lực giảm nợ phối hợp trong tương lai. Những người thuộc nhóm thu nhập thấp hơn như phụ nữ, lao động phổ thông và phi chính thức chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, phần nào đã đảo ngược sự suy giảm bất bình đẳng thu nhập khó khăn trong 20 năm qua.

Các chuyên gia cho rằng, 100 triệu người nữa có thể phải trải qua cảnh nghèo cùng cực trong năm nay vì đại dịch Covid. Đồng thời, người giàu ngày càng giàu hơn khi giá cổ phiếu và tài sản của các công ty công nghệ đạt mức cao mới.

Rủi ro do Covid - 19

Theo Chủ tịch WB - David Malpass, nếu các biến thể như Omicron vẫn tồn tại thì có thể làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu của WB. Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với các vấn đề dài hạn nghiêm trọng liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, các chính sách vĩ mô toàn cầu và gánh nặng nợ. Có một khoảng cách đang gia tăng giữa tốc độ tăng trưởng và tốc độ tiêm chủng của các nền kinh tế tiên tiến. Sự bất bình đẳng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn về thu nhập bình quân đầu người và thu nhập trung bình, với những người ở các nước đang phát triển bị bỏ lại phía sau và tỷ lệ đói nghèo gia tăng.

WB cũng chỉ ra rằng, sự đảo ngược trong giáo dục từ việc đóng cửa trường học sẽ có tác động vĩnh viễn, quá lớn đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kể từ đầu năm 2020, đã có hơn 300 triệu trường hợp nhiễm Covid -19 được báo cáo và hơn 5,5 triệu người đã tử vong. Việc triển khai vắc-xin còn ít hơn bình đẳng, với các quốc gia nghèo hơn đang phải vật lộn để có được nguồn cung cấp đủ liều vắc xin. Thông tin do Our World In Data (ấn phẩm trực tuyến khoa học tập trung vào các vấn đề toàn cầu lớn) công bố cho thấy, trong khi 9,49 tỷ liều vắc-xin đã được sử dụng trên toàn thế giới, thì chỉ có 8,9% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều. Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB cũng như WHO đã kêu gọi phân phối vắc - xin rộng rãi và công bằng hơn để kiểm soát đại dịch.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Cam kết đạt 500 GW công suất năng lượng không dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine đã kéo dài hơn ba năm, để lại những tổn thất nghiêm trọng về người và của, đồng thời làm rung chuyển cán cân quyền lực trên toàn cầu.
Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Cả sân bay Long Thành (Việt Nam) và sân bay Changi (Singapore) đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành hàng không và du lịch tại Đông Nam Á.
Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Gần đây, thông tin một nhà "tiên tri" từ Ấn độ đã viết trên mạng xã hội về sự cố động đất ở Myanmar đã gây xôn xao dư luận. Vậy chúng ta có nên tin không?
Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Trong tháng 3/2025, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% so với cùng kỳ năm trước, gây ra tác động đối với CPI và lạm phát ở Nhật Bản. Việt Nam học được gì?

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Krasnoye Pervoye thất thủ; Nga phá vỡ phòng tuyến nam Donetsk... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 1/4.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Đông Nam Á nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương dẫn đến thường xuyên đối mặt với nguy cơ động đất. Việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm là rất quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Nga siết gọng kìm ở mặt trận Zaporizhia; lính Ukraine vỡ trận tại Demidovka... là những thông tin cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 31/3.
Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nhìn trực diện vào bản đồ địa chấn có thể thấy Việt Nam là một trong những vùng ít điểm chấm nhất. Nhưng liệu Việt Nam có thực sự an toàn?
Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 31/3: Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ, đó là thông tin được Rosoboronexport xác nhận khi sẽ tham gia LAAD 2025 tại Brazil từ 1/4.
Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Những hình ảnh đầu tiên về đoàn Việt Nam hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar sau thảm họa động đất. Đoàn đã hỗ trợ tìm kiếm được 1 thi thể nạn nhân tử vong.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3: Nga trút bão lửa xé toạc Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3: Nga trút bão lửa xé toạc Kiev

Moskva siết chặt vòng vây, Sudzha thất thủ; Nga đục thủng phòng tuyến Ukraine ở Kupyansk;... là những thông tin về tình hình chiến sự Nga-Ukraine sáng 31/3.
Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Làm gì để không mất tiền tỷ trên vỉa hè, lòng đường?

Trong khi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn loay hoay với thất thu phí đỗ xe, nhiều thành phố trên thế giới đã biến việc này thành chiến lược quản trị đô thị.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3: Nga bắt trinh sát Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3: Nga bắt trinh sát Ukraine

Nga đánh bại lính Ukraine ở Kursk; Ukraine thiệt hại nặng nề trên nhiều mặt trận;... là những thông tin cập nhật về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối 29/3.
Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Cuộc đua hydro xanh kết thúc trước khi thực sự bắt đầu?

Phát triển hydro xanh đình trệ ở hầu hết mọi nơi tại Australia. Vậy câu hỏi là tại sao chính phủ nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy nó.
Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!

Động đất Myanmar: Khuyến nghị với an toàn công nghiệp Việt Nam!

Động đất Myanmar đã làm rung chuyển toàn bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, an toàn công nghiệp trở thành mắt xích then chốt không thể xem nhẹ.
Xe tăng tương lai của Nga sẽ có thiết kế module

Xe tăng tương lai của Nga sẽ có thiết kế module

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/3: Xe tăng tương lai của Nga sẽ có thiết kế module nhờ ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến và mang theo UAV đa năng.
Từ thế giới nhìn lại Việt Nam: Vỉa hè không thể vô chủ!

Từ thế giới nhìn lại Việt Nam: Vỉa hè không thể vô chủ!

Trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng, các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã sớm nhận thức rõ vai trò của không gian công cộng – đặc biệt là vỉa hè.
Giải mã “Tháp ma” bỏ hoang ở Bangkok đứng vững sau động đất ở Myanmar

Giải mã “Tháp ma” bỏ hoang ở Bangkok đứng vững sau động đất ở Myanmar

Nghịch lý sau động đất Myanmar: Tòa nhà 30 tầng hiện đại ở Bangkok sập hoàn toàn, trong khi “tháp ma” Sathorn Unique Tower bị bỏ hoang hơn 20 năm vẫn đứng vững.
Tại sao động đất ở Myanmar khiến Bangkok (Thái Lan) tan hoang?

Tại sao động đất ở Myanmar khiến Bangkok (Thái Lan) tan hoang?

Sau dư chấn từ động đất Myanmar, 3 công nhân thiệt mạng, 81 người mắc kẹt trong đống đổ nát tại tòa nhà cao 30 tầng ở Bangkok.
Động đất ở Myanmar: Báo động cho chung cư Việt Nam

Động đất ở Myanmar: Báo động cho chung cư Việt Nam

Trận động đất Myanmar ngày 28/3 không chỉ gây rung chuyển mặt đất, mà còn lay động cả nhận thức về mức độ sẵn sàng ứng phó của các chung cư tại Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động