Lệnh 249: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu) của cơ quan Hải quan Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã được Bộ Công Thương dịch sơ lược với 6 Chương và 79 Điều nhằm đưa cái nhìn tổng quan về Lệnh này, trong đó, đưa ra những vấn đề đáng lưu ý nhằm khuyến nghị đến các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Hỗ trợ doanh nghiệp sớm đăng ký mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Gần 1.700 doanh nghiệp xuất khẩu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số

Áp lực với doanh nghiệp là rất lớn

Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), đối với Lệnh 249, cơ quan Hải quan Trung Quốc với 6 lưu ý. Cụ thể, họ đặt ra yêu cầu đánh giá sự phù hợp, nghĩa là hệ thống đánh giá an toàn thực phẩm của Việt Nam và Trung Quốc là như nhau thì sẽ công nhận lẫn nhau; lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến; yêu cầu cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm mình sản xuất; thay đổi yêu cầu về ghi nhãn; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm sử dụng nguyên liệu mới; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia.

Tính đến ngày 08/02/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 1.528 mã sản phẩm nông sản thực phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Tính đến ngày 7/3/2022, cơ quan Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.853 mã số cho doanh nghiệp trong nước

Về thông tin lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi - cho hay, rất nhiều ý kiến cho rằng, việc này thuận lợi cho các Bộ ngành do không phải sang Trung Quốc để đàm phán cũng như không phải đón các đoàn chuyên gia Trung Quốc vào Việt Nam tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trong nước trước khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, mặt trái của việc này đó là nếu trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này gặp vấn đề thì họ sẽ điều tra và phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp đó. “Doanh nghiệp hiểu như thế nào đối với Lệnh 248 (Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài), Lệnh 249; hiểu như thế nào về các quy định của Trung Quốc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, nếu doanh nghiệp không trả lời được thì sẽ bị tạm dừng tư cách xuất khẩu”, ông Sơn lưu ý.

Do đó, quy định này một mặt sẽ thuận tiện cho doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, áp lực đối với doanh nghiệp là rất lớn trong công tác tổ chức sản xuất. Buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của thị trường Trung Quốc.

Đối với thay đổi về yêu cầu ghi nhãn, theo quy định trong Lệnh 249, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói. Mã này không được cắt dán, mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được. Mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp, và được thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thời gian tới. Bao bì bên ngoài sản phẩm phải có nhãn hiệu chắc chắn, rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/ tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc và nước xuất khẩu (khu vực). Các thông tin cần có: nước xuất khẩu, tên sản phẩm, số đăng ký của nhà sản xuất, số lô sản xuất, bao bì bên ngoài phải ghi thông số kỹ thuật, nơi sản xuất (cụ thể đến huyện/ tỉnh/ thành phố), và điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, sau khi doanh nghiệp nhận được mã số xuất khẩu do cơ quan Hải quan Trung Quốc cấp sẽ phải tổ chức điều chỉnh lại sản phẩm của mình. Việc doanh nghiệp vừa đăng ký xuất khẩu, vừa tổ chức sản xuất là một áp lực rất lớn.

Ông Tô Ngọc Sơn nhận định, thị trường Trung Quốc đặt ra những yêu cầu rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý bởi nếu không có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước sẽ dẫn đến phát sinh chi phí rất nhiều. “Trong tài liệu tóm tắt giới thiệu quy định về Lệnh số 248, 249 và một số hướng dẫn liên quan cho doanh nghiệp do Bộ Công Thương biên soạn có hình ảnh mẫu nhãn mang tính tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về việc này”, ông Tô Ngọc Sơn cho biết thêm.

Về việc đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan Hải quan trung Quốc, theo ông Tô Ngọc Sơn, có những sản phẩm trong thời kỳ mới như thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm nhân tạo, Trung Quốc đã mở sẵn đường để kiểm soát các sản phẩm này. Điều này cũng cho thấy, công tác hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật của Trung Quốc đang trước và đi đầu thế giới. Trung Quốc đang trở thành thị trường dẫn dắt toàn cầu về xu thế mới trong đó có tiêu chuẩn chất lượng.

Thay đổi để thích nghi với yêu cầu của thị trường

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.

Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú. 32 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm cụ thể, trong đó nhiều tỉnh, thành phố với dân số lớn đã có thể coi là một thị trường hấp dẫn.

Về những khó khăn của doanh nghiệp trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm, ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc - cho hay: Trung Quốc vẫn chưa mở cửa thị trường cho nhiều loại sản phẩm nông thủy sản cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đưa ra các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói. Mặt khác, do ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện nhập cảnh… Nông sản, thực phẩm Việt Nam hiện vẫn khó khăn trong tiếp cận hệ thống phân phối, siêu thị lớn.

Cũng theo ông Nông Đức Lai, tình trạng vi phạm khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua chủ yếu do vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm như: phụ gia thực phẩm vượt quá tiêu chuẩn cho phép; kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn quy định; có vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân vi phạm về quy trình thủ tục gồm: không đầy đủ chứng nhận theo yêu cầu nhập khẩu; sản phẩm không nằm trong danh mục nhập khẩu. Ngoài ra, còn có các vi phạm về tem nhãn, bao bì, thời hạn sử dụng…. “Đối với sản phẩm bánh pía, trong bối cảnh dịch Covid-19, phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tắc nghẽn tại cảng, trong khi thời hạn sử dụng bánh pía là 2 tháng, dẫn đến tình trạng khi lấy hàng hóa ra thì hàng hóa vi phạm thời hạn sử dụng”, ông Nông Đức Lai cho biết.

Do đó, ông Nông Đức Lai khuyến nghị, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, thay đổi để thích nghi cũng như đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Đừng để vi phạm hay tái phạm nhiều lần dẫn đến bị dừng tư cách xuất khẩu, bởi lẽ khi đã dừng rồi thì việc khôi phục lại tư cách xuất khẩu sẽ rất khó khăn.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Tô Ngọc Sơn, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các yêu cầu từ thị trường Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp vẫn coi đây là thị trường dễ tính, hàng gì cũng đi được thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ dần dần mất thị trường này. “Thương hiệu nông sản của Việt Nam đang bị đe dọa bởi liên tục có những vụ vi phạm của hàng xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp đã được cấp mã số đăng ký xuất khẩu cần hết sức lưu ý, bởi khi đã bị tạm dừng thì rất khó quay trở lại thị trường này”, ông Tô Ngọc Sơn lưu ý.

Thời hạn để doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, theo quy định mới là 5 năm. Trong khoảng từ 3-6 tháng trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp cần chủ động gia hạn đăng ký. Nếu bỏ qua bước này, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký lại từ đầu.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động