Thứ bảy 23/11/2024 20:29

Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp.

Nghi lễ cấp sắc (hành nghề thầy cúng) của dân tộc Pà Thẻnđã có từ xa xưa. Với người Pà Thẻn, lễ cấp sắc không phải là khẳng định sự trưởng thành của người đàn ông, mà là thể hiện sự công nhận được phép thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, được thần thánh phù hộ và được làm thầy cúng trong các nghi lễ cúng thần thánh, cúng tổ tiên... Vì vậy, mà chỉ có người đàn ông làm thầy cúng mới được cấp sắc.

Lễ cấp sắc, nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn
Chuẩn bị lễ vật trong lễ cúng cấp sắc của dân tộc Pà Thẻn

Người đàn ông Pà Thẻn muốn được làm lễ cấp sắc, làm nghề thầy cúng thì phải học cúng trong một thời gian dài, vì đây là điều kiện bắt buộc trước khi được thực hiện nghi lễ cấp sắc. Thời gian tổ chức lễ cấp sắc là theo thầy, người thầy tính đúng vào năm tốt, tháng tốt, ngày tốt… là báo cho gia đình chuẩn bị để làm lễ cấp sắc.

Thực hiện nghi thức trong lễ cấp sắc

Để tổ chức lễ cấp sắc, người được cấp sắc phải chuẩn bị 2 bộ quần áo đen, 1 bộ cho thầy cúng để tỏ lòng cảm ơn công dạy của thầy, 1 bộ cho người được cấp sắc và một số trang phục khác như: Khăn hoa, khăn đen cuốn đầu, vòng cổ, vòng tay, dây đeo chéo trắng, thắt lưng xanh để trang phục cho trò.

Thực hiện lễ thường có 1 thầy chính, 1 thầy phụ giúp thầy chính truyền nghề cho trò và 1 thầy xin cấp lộc cho trò. Gia đình người được cấp sắc phải chọn thêm người nữ biết nghề dệt thổ cẩm dân tộc tham gia và chuẩn bị tiền, rượu nếp, lợn, gà, gạo nếp, gạo tẻ để phục vụ cho lễ cấp sắc. Thầy cúng xin các thần linh, thổ công, thổ địa, tà ma, tạ lễ để báo cáo xin dấu, xin lộc cho học trò hành nghề cúng cứu người…

Thầy cúng xin dấu, xin lộc cho học trò hành nghề cúng cứu người
Hóa vàng sau lễ cấp sắc

Kết thúc lễ cấp sắc, thầy cúng phải thực hiện thêm hai lễ, đó là: Lễ trả ơn thần thánh và lễ cúng tổ tiên, bà mụ. Sau khi lễ cấp sắc kết thúc, người thụ lễ 12 ngày không được qua suối, leo đồi; 7 ngày không được ngủ chung cùng vợ, không được ăn các loại thịt; 4 ngày sau mới được tắm. Bảy ngày sau khi được cấp sắc, người được cấp sắc lại theo thầy đi làm lễ để tiếp tục học cúng.

Lễ cấp sắc thể hiện những điều tốt đẹp và gắn kết cộng đồng

Nghi lễ cấp sắc là lễ cúng to nhất của người Pà Thẻn là tập quán không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của ông cha về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: lễ cấp sắc

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng