Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Du lịch tâm linh, tôn giáo trở thành nhu cầu không thể thiếu, ngày càng sôi động, mang lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần người dân
Kon Tum: Người dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ phát triển du lịch cộng đồngBà Rịa - Vũng Tàu: Đón siêu tàu du lịch đưa hơn 3.800 du khách quốc tế đến Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước; nhu cầu du lịch tâm linh, tôn giáo của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Du lịch tâm linh trở thành động lực phát triển du lịch Việt Nam

Khách du lịch tâm linh, tôn giáo ở Việt Nam thường hội tụ về các địa điểm như: Đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội…

Thông qua đó, hoạt động du lịch tâm linh mang lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Trên thực tế, hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); đền Trần - phủ Dầy (Nam Định)…

Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Thời gian qua, số lượng lớn khách du lịch tới điểm tâm linh hàng năm và xu hướng ngày càng đông đảo du khách có nhu cầu du lịch tâm linh. Hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam không chỉ gắn với tôn giáo mà biết kết hợp phát huy triết học phương đông, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, các vị tiền bối có công với nước.

Phát huy nguồn lực từ Du lịch tâm linh, tôn giáo để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Du lịch tâm linh đem lại những cảm nhận, giá trị trải nghiệm, cân bằng và củng cố đức tin

Đến các điểm du lịch tâm linh, tôn giáo, du khách có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng, tham gia vào nghi lễ, lễ hội truyền thống và các hình thức nghệ thuật. Họ cũng tìm hiểu về lịch sử và văn hóa từ hướng dẫn thích hợp tại khu tôn giáo. Vì thế, du lịch tâm linh theo một cách nào đó nhằm cung cấp thực hành bài học cho du khách, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức về văn hóa, niềm tin, truyền thống và lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, du lịch tâm linh cũng là hình thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam và lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.

Không dừng ở đó, du lịch tâm linh, tôn giáo còn góp phần tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Kết quả này thể hiện sự đúng đắn chủ trương của nhiều địa phương hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.

Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - ông Chu Văn Tuấn cho biết, việc phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo đã tạo ra những lợi ích văn hóa, kinh tế, xã hội. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Các hoạt động du lịch đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ lễ, bán đồ lưu niệm… Nhiều nghề truyền thống được khôi phục, các loại nông sản cũng được tiêu thụ nhiều hơn.

Ông Tuấn còn cho rằng, phát triển du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, lan tỏa các giá trị văn hóa trong cộng đồng, xã hội. Nguồn thu từ du lịch tâm linh tiếp tục được tái đầu tư tôn tạo, trùng tu cho các di tích, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… Đồng thời du lịch tâm linh, tôn giáo góp phần tăng cường gắn kết xã hội, giáo dục truyền thống, cũng như nâng cao những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh, tôn giáo đa dạng, độc đáo cùng những định hướng rõ ràng, du lịch tâm linh, tôn giáo Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong tiến trình hội nhập. Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: du lịch tâm linh

Tin mới nhất

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh từ lâu nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, chứa đựng nhiều kiệt tác nghệ thuật về điêu khắc trên cả chất liệu đá và gỗ.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị của Thành phố.
Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết sẽ diễn ra ngày 25-31/3 tại chùa Quán Sứ, TP.Hà Nội nhằm tôn vinh hình tượng hoa sen.
Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”: Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”: Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” khẳng định định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chung sống hài hòa trong cộng đồng các dân tộc.
Hàng nghìn người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Hàng nghìn người đổ về Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Hàng nghìn người dân, du khách, phật tử thập phương trong cả nước đã đổ về chùa Quán Thế Âm trong Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm để chiêm bái.

Tin cùng chuyên mục

Trụ trì chùa Ba Vàng làm Phó ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trụ trì chùa Ba Vàng làm Phó ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh), vừa được bổ nhiệm chức Phó ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chính thức đón nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam

Chính thức đón nhận Không gian văn hóa Tâm Linh Phật giáo Kim Cương thừa tại Việt Nam

Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Drigung Kagyu Samten Ling Việt Nam tại Samten Hills Dalat được trao Bằng chứng nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng ngàn người dân cùng hòa mình trong đêm nhạc “Xuân Yêu thương”

TP. Hồ Chí Minh: Hàng ngàn người dân cùng hòa mình trong đêm nhạc “Xuân Yêu thương”

Hơn 25.000 người dân trên cả nước cùng hòa mình thưởng thức đêm nhạc đầy sôi động với chủ đề “Xuân Yêu thương” tại sân vận động Phú Thọ, TP. Hồ Chí Minh.
Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na

Lễ cúng bến nước: Lan toả thông điệp bảo vệ môi trường của dân tộc Ba Na

Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Ba Na ngoài ý nghĩa tâm linh, còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn làng có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Độc đáo các chùa của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng

Độc đáo các chùa của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến là vùng đất có những ngôi chùa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer. Dưới đây là một số chùa đẹp xếp “top” ở Sóc Trăng.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn -Đà Nẵng sẽ diễn ra từ 08 – 10/3

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn -Đà Nẵng sẽ diễn ra từ 08 – 10/3

Năm nay, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) sẽ diễn ra từ ngày 08 – 10/3 (tức ngày 17 – 19/2 Âm lịch).
Đến thăm ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

Đến thăm ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

"Sắc tứ Khải Đoan tự" là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên và là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.
Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn

Lễ tạ ơn của dân tộc Kháng, răn dạy con cháu nhớ về cội nguồn

Lễ tạ ơn (Pang Phoóng) của dân tộc Kháng được tổ chức nhằm tạ ơn tổ tiên, thần linh phù hộ cho dòng họ luôn được mạnh khỏe, việc làm ăn thuận lợi, phát triển.
Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Lễ mở cửa tháp, cầu mong sức khỏe bình an của người Chăm

Lễ mở cửa tháp, hay lễ (Pơh băng yang) là lễ mở đầu cho cúng tế đền tháp của người Chăm mong muốn sức khỏe, sự bình an, con cháu làm ăn phát đạt.
Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê, "ngài rắn" chữa bệnh, "thần đá" tìm vật nuôi

Ly kỳ văn hoá tâm linh ở làng quê, "ngài rắn" chữa bệnh, "thần đá" tìm vật nuôi

Tín ngưỡng thờ các thành hoàng có từ xa xưa nhưng nay có những làng quê thờ cúng rất ly kỳ, như con rắn nước gọi “ngài rắn” hay hòn đá gọi là “thần đá”…
Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc - Nghi lễ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Lễ cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Pà Thẻn, thể hiện truyền thống tốt đẹp về sự gắn kết cộng đồng, chia sẻ những điều tốt đẹp.
Lễ hội đập trống của người Ma Coong: Bản sắc độc đáo giữa đại ngàn Trường Sơn

Lễ hội đập trống của người Ma Coong: Bản sắc độc đáo giữa đại ngàn Trường Sơn

Lễ hội đập trống của người Ma Coong mang âm hưởng thiêng liêng, phồn thực... đây còn là dịp dành riêng cho những đôi trai, gái gặp gỡ, hẹn hò.
Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu

Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Đà Nẵng dịp Tết Nguyên tiêu

Dịp Tết Nguyên tiêu, nhiều người dân và du khách đã đến chùa Linh Ứng Bãi Bụt - Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng để dâng hương, thắp nhang cầu bình an, may mắn.
Đà Nẵng: Rộn ràng Lễ rước sắc Thần tại đình làng Túy Loan

Đà Nẵng: Rộn ràng Lễ rước sắc Thần tại đình làng Túy Loan

Trong không khí hân hoan đầu Xuân Quý Mão 2023, Lễ hội đình làng Túy Loan đã chính thức khai mạc với Lễ rước sắc Thần, kế tiếp văn hóa truyền thống của làng.
Những lễ hội lớn dịp đầu năm ở miền Nam có gì đặc sắc?

Những lễ hội lớn dịp đầu năm ở miền Nam có gì đặc sắc?

Vào dịp Xuân mới, trên mọi miền đất nước đều tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống và ở miền Nam cũng có hàng loạt lễ hội lớn, thu hút hàng ngàn du khách.
Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt

Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt

Lễ chùa đầu năm là hoạt động mang tính văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt trong những ngày đầu năm mới.
Chủ tịch nước thăm, chúc Tết Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chủ tịch nước thăm, chúc Tết Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngày 16/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, chúc Tết Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đắk Lắk: Thăm hỏi các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022

Đắk Lắk: Thăm hỏi các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022

Ngày 22/12, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã đến thăm và chúc mừng các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2022.
Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Kết nghĩa mẹ con là nghi thức thiêng liêng thể hiện lối sống chan hòa giữa con người và con người, là nét đẹp văn hóa đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Ê Đê.
Lễ đặt tên cho con, nghi lễ quan trọng của người Chăm Islam

Lễ đặt tên cho con, nghi lễ quan trọng của người Chăm Islam

Lễ đặt tên con của người Chăm Islam là một trong những nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, được đồng bào Chăm lưu truyền và gìn giữ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động