Thứ sáu 08/11/2024 17:28

Làng hoa xứ Huế rộn ràng vào Xuân

Mưa lũ kéo dài khiến việc trồng hoa Tết của người dân tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Những ngày này, người trồng hoa tại đây tất bật chăm sóc cho hàng chục nghìn chậu cúc để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.

Sau 1 năm lũ lụt kinh hoàng, người trồng hoa ở huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy phải trải qua một vụ mùa nhiều khó khăn. Với nỗ lực khôi phục lại ruộng vườn sau lũ bão, giờ đây các làng hoa đang rộn ràng, tất bật, những bông hoa tươi thắm sẽ khoe sắc đúng vào dịp đón năm mới.

Những ngày này, người trồng hoa tại làng Dạ Lê Chánh xã Thủy Vân không quản mưa rét ra đồng chăm sóc cho hàng chục nghìn chậu cúc để kịp có hàng bán trong dịp Tết Nguyên đán.

Đây là vụ hoa được triển khai từ những gì còn sót lại sau lũ hoặc trồng mới hoàn toàn

Là một trong những địa phương trồng hoa cúc chậu lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, nhiều hộ dân trồng hoa tại Dạ Lê Chánh bị thiệt hại khá nặng nề. Đây là vụ hoa được triển khai từ những gì còn sót lại sau lũ hoặc trồng mới hoàn toàn.

Theo người dân làng Dạ Lê Chánh, hàng năm việc trồng hoa cúc chậu cho Tết được triển khai từ tháng 7 âm lịch. Năm nay, do ảnh hưởng của mưa lũ và đợt mưa rét kéo dài thời gian qua khiến việc trồng và chăm sóc hoa gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ trồng hoa phải bỏ lỡ vụ mùa, không tiếp tục trồng mới vì không có điều kiện triển khai.

Tại các vườn hoa đã được xuống giống, người dân đội mưa rét, tất bật với các công việc chăm sóc như chẻ tre, cắm nan, buộc dây cố định cho hoa

Vựa hoa của ông Lê Đình Hợi (Dạ Lê Chánh) mất trắng 100% trong đợt lũ vừa qua. Để có hoa kịp cung cấp cho Tết và cũng là kế sinh nhai của gia đình, từ tháng 9 âm lịch, ông đã xuống cây giống cho vụ mới. Do xuống giống trồng lại chậm nên dự kiến đến Tết, số hoa cúc này chỉ cao được từ 0,5-0,8m (bình thường khoảng 1,1m), khả năng không đạt chất lượng như mong muốn.

Người dân làng hoa Dạ Lê Chánh chăm sóc hoa kịp phục vụ Tết Nguyên đán

“Còn khoảng 1 tuần nữa là người trồng tiến hành ngắt bớt nụ hoa (chỉ chừa mỗi nhánh mỗi nụ) cho hoa ra đạt kích cỡ mong muốn. Gia đình tôi đang cố công chăm sóc, hy vọng vụ hoa Tết năm nay bù lại được chi phí và thiệt hại do mưa lũ, có tiền sắm sửa Tết”, bà Hồ Thị Ánh Tuyết (vợ ông Hợi) nói.

Ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND xã Thủy Vân - thông tin, hàng năm hoa Tết mang lại thu nhập bình quân từ 60-100 triệu đồng/vụ cho các hộ dân. Vụ hoa Tết năm nay, toàn xã triển khai trồng khoảng 60 nghìn chậu hoa các loại với 70 hộ dân tham gia trồng. Ngay sau lũ, địa phương đã kịp thời thống kê thiệt hại, động viên và hỗ trợ một phần kinh phí giúp các hộ dân tái sản xuất.

Hiện tại, đối với những hộ thiệt hại nặng, xã Thủy Vân cũng vận động, hướng dẫn dồn ghép các chậu lại với nhau, còn lại thì triển khai trồng lại các giống hoa ngắn ngày để kịp thời cung ứng cho thị trường Tết.

Hàng nghìn bóng đèn cũng được các hộ trồng hoa giăng mắc để thắp đêm, tạo ánh sáng cho hoa nhanh phát triển

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 46ha diện tích trồng hoa phục vụ Tết, tập trung ở các làng hoa truyền thống thuộc các huyện Phú Vang, Hương Thủy, thành phố Huế… Các làng hoa xứ Huế trồng nhiều loài hoa truyền thống như hoa cúc, hồng, vạn thọ, hoa ly, cẩm chướng…. Sau do lũ lụt, người trồng hoa Tết ở các vùng trồng hoa đã nhanh chóng khôi phục nhờ vào kinh nghiệm và sự quyết tâm của bà con.

Đối với nghề trồng hoa, bên cạnh kinh nghiệm và kỹ thuật, thời tiết là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của vụ hoa

Ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, người trồng hoa ở các làng hoa đều phấn khởi vì hoa phát triển tốt, kịp bán dịp Tết về. Dù phục hồi chậm nhưng hoa phát triển khá tốt. Trời rét đậm những ngày gần đây gây tác động không nhỏ nhưng người trồng hoa vẫn chăm sóc khá tốt, đảm bảo được hoa phục vụ Tết.

“Đặc biệt các loài hoa chịu lạnh như hoa ly, cẩm chướng thì được trồng ở các vùng cao hoặc trong nhà lưới. Một số vùng như Phú Mậu cũng trồng trong nhà lưới, nhà màng nên đã đảm bảo chất lượng hoa và đảm bảo số lượng hoa phục vụ trên địa bàn và các tỉnh lân cận”, ông Thọ chia sẻ.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng