Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm

Cây sâm Ngọc Linh nói riêng và dược liệu nói chung đang là định hướng thoát nghèo bền vững và làm giàu cho bà con dân tộc thiểu số ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Phát triển vùng trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Kon Tum: Tôn vinh ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh

Tu Mơ Rông là 1 trong 2 huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum, có 11 xã đặc biệt khó khăn. Nhưng ngược lại, Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, quanh năm mát mẻ, là vùng đất có nhiều loại cây dược liệu quý.

Cây "thoát nghèo" của đồng bào dân tộc thiểu số

"Ốc đảo" Tê Xăng được bao quanh bởi dãy núi Ngọc Linh cao khoảng 2.000 m. Vì địa hình đồi núi cao nên người dân bản địa Xơ Đăng đều sống dựa vào những cánh ruộng bậc thang. Cuộc sống kinh tế của bà con cũng bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.

Năm 2015, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện dự án trồng sâm Ngọc Linh tại xã Tê Xăng. Hàng trăm người dân trên địa bàn xã đều được tuyển dụng vào chăm sóc vườn sâm cho doanh nghiệp.

Nhận thấy những giá trị kinh tế cao, người dân cũng mạnh dạn vay vốn chính sách để trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh.

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm
Đồng bào Xơ Đăng trồng sâm trên đỉnh núi Ngọc Linh

Dẫn chúng tôi đến thăm vườn sâm Ngọc Linh của mình, anh A Đôi (sinh năm 1996) không khỏi vui mừng trước gia tài tiền tỷ của mình đang dần lớn lên trên đỉnh Ngọc Linh.

A Đôi cho biết: "Nhà tôi bắt đầu trồng sâm với nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách cho thanh niên lập nghiệp. Mới đầu chỉ vài chục gốc, sau phát triển ra 3-4 vườn sâm với khoảng 30.000 gốc".

Gia đình A Đôi thuê 20 công nhân đều là người trong xã Tê Xăng để trồng sâm, lương 4 triệu đồng/người/tháng chưa kể ăn ở. Năm vừa rồi, gia đình anh Đôi đã bán được hơn 3.000 cây giống (khoảng 300.000 đồng/cây) cho người dân trên địa bàn. Ngoài ra, A Đôi còn bán lá sâm và hạt giống cây sâm để cho khách hàng từ phương xa cần mua.

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm
A Đôi khoe vườn sâm "tiền tỷ" của gia đình

Gia đình A Đôi cũng đang sở hữu khoảng 300 cây sâm Ngọc Linh 5 năm tuổi. Khi đạt 7 năm tuổi, những cây sâm này sẽ có giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Giá của những củ sâm này cũng sẽ phụ thuộc vào năm tuổi và trọng lượng mỗi củ. Giá cao nhất có thể lên đến 300 triệu đồng/kg.

Nhờ sâm Ngọc Linh, gia đình chàng trai 9x đã xây dựng được nhà cửa, sắm xe ô tô, các vật dụng đắt tiền và cho các con ăn học đàng hoàng.

Thành công với cây Sâm Ngọc Linh, vợ chồng anh A Đôi rất tích cực hỗ trợ bà con người dân tộc thiểu số ở địa phương sinh kế xóa đói giảm nghèo.

Phát triển cây dược liệu thành cây trồng mũi nhọn

Để phát triển nguồn dược liệu quý, tỉnh Kon Tum đã xây dựng "Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Bước đầu, tỉnh đã xây dựng được vùng dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Một số sản phẩm từ dược liệu của Kon Tum đã được thị trường đón nhận. Việc phát triển dược liệu đã góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay, Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất nước 1.800 ha với mô hình đa dạng, điển hình nhất là liên kết với người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số... Mỗi năm, Kon Tum có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho người dân.

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm
Với loại sâm Ngọc Linh 100g/củ có giá 250-350 triệu đồng/kg; loại 2 củ/100g từ 180-200 triệu đồng/kg; loại 3 củ/100g giá 80-150 triệu đồng/kg

Tu Mơ Rông hiện là địa phương có nhiều diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhất của tỉnh Kon Tum. Toàn huyện hiện trồng 1.700 ha sâm, trong đó người dân trồng 100 ha với khoảng 600 hộ tham gia.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông cho biết, để người nông dân phát triển dược liệu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, UBND huyện đã tích cực tìm nguồn vốn hỗ trợ bà con nông dân mua cây giống để trồng sâm, thay đổi cơ cấu cây trồng truyền thống giúp mang lại thu nhập cao hơn.

"Người dân hiện nay chuyển đổi nhận thức từ "xin, cho", đặc biệt trong năm 2022, người dân vay 39 tỷ đồng để làm vốn trồng cây sâm Ngọc Linh; riêng năm 2023, người dân vay gần 80 tỷ đồng để trồng và phát triển loại cây này, chưa nói tới dược liệu khác", Ông Võ Trung Mạnh thông tin.

Theo ông Mạnh, huyện Tu Mơ Rông sẽ tiếp tục đẩy mạnh vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao như sâm Ngọc Linh hay các loại dược liệu. Cũng nhờ vào dược liệu, giai đoạn 2020-2022, toàn huyện có 1.947 hộ thoát nghèo; trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ cây sâm Ngọc Linh.

Chỉ tính riêng 3 xã chuyên trồng dược liệu là: Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây, có 67 hộ được xếp vào diện nông dân tiêu biểu. Những người này có thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 10 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều tỷ phú là đồng bào dân tộc thiểu số, tuổi đời còn trẻ nhưng dám dấn thân, nhanh nhạy với thời cuộc. "Điểm chung là họ biết khai thác giá trị của cây dược liệu, biến loại cây vốn là thế mạnh của vùng đất họ ở trở thành cây làm giàu cho chính họ", ông Mạnh chia sẻ.

Không chỉ người dân làm giàu nhờ dược liệu, mà Tu Mơ Rông còn "trải thảm đỏ" mời gọi những "cánh chim đầu đàn" là các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào dược liệu. Chính những đơn vị này đã xây dựng được vùng trồng rộng hàng nghìn ha, cũng như tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để xuất khẩu, góp phần đưa thương hiệu dược liệu Tu Mơ Rông vươn xa. Trong sự thành công của doanh nghiệp nói trên, người dân đồng bào Xơ Đăng giữ vai trò trung tâm và được hưởng lợi trực tiếp.

Theo kết quả điều tra sơ bộ và công bố của UBND tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis); lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus); hồng đẳng sâm...

Trong khi đó, những năm gần đây, việc khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại đã được sử dụng rộng rãi và đạt được kết quả trong điều trị người bệnh, góp phần vào việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật làm thuốc ngày càng nhiều.

Vì vậy, việc ban hành, triển khai và thực hiện đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết trong việc xây dựng Kon Tum trở thành trung tâm dược liệu Quốc gia trong tương lai.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Xem thêm