Kon Tum: Đã có thiết bị phân biệt sâm Ngọc Linh thật, giả Kon Tum ứng dụng công nghệ định danh gắn chip cho sâm Ngọc Linh |
Hội thi nhằm giới thiệu các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng; sáng tạo thêm các món ăn dinh dưỡng từ đặc sản cây sâm dây. Hội thi cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, thu mua và chế biến dược liệu; đồng thời kết nối các hoạt động du lịch trải nghiệm văn hóa, khám phá cây quốc bảo sâm Ngọc Linh.
Phát biểu tại hội thi, ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông nhấn mạnh, các món ăn ngon, bổ dưỡng từ sâm dây do các đội thi sáng tạo ra sẽ được huyện sử dụng để mời du khách thưởng thức. Các công thức chế biến món ăn mới từ sâm dây sẽ được in thành sách để giới thiệu cho người dân quan tâm sử dụng nhằm bồi dưỡng sức khỏe.
"Đặc biệt, qua hội thi, đồng bào dân tộc Xơ Đăng trên địa bàn sẽ học được nhiều công thức chế biến món ăn bản địa hợp với khẩu vị du khách, từ đó giúp họ chủ động tham gia phục vụ nấu ăn cho khách du lịch đến địa bàn, tạo ra nguồn thu, nâng cao đời sống", ông Võ Trung Mạnh cho hay.
Công thức chế biến món ăn được giới thiệu tại hội thi |
Hội thi chia làm 2 bảng, bảng A có sự tham gia của 11 đội đến từ 11 xã, bảng B của 11 đội khách mời. Tham gia hội thi có 22 đội, gồm 11 đội của 11 xã trên địa bàn và 11 đội khách mời là các đầu bếp nổi tiếng đến từ các tỉnh khu vực Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Kiên Giang…
Các bảng đấu sẽ thi nấu ăn riêng với ít nhất 5 món ăn chính, trong đó có 3 món bắt buộc sử dụng sâm dây (một cây dược liệu đặc sản của huyện) và 2 món tự chọn theo vùng miền.
Giám khảo cuộc thi là chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn, phát triển ẩm thực Việt Nam và Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn. Ngoài ra, hội thi còn có các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng trình bày và chế biến món ăn truyền thống do các chuyên gia, "siêu đầu bếp" trực tiếp đứng lớp.
Đội chi hội đầu bếp Bạc Liêu tham gia hội thi |
Đội chi hội đầu bếp Gia Lai trình bày món ăn tham gia hội thi |
Hội thi năm nay có 22 đội thi, gồm 11 xã trên địa bàn và 11 đội khách mời đến từ các tỉnh Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Kiên Giang… |
Các món ăn từ sâm Ngọc Linh được trưng bày tại hội thi |
Theo ông Võ Trung Mạnh, nhân dịp này huyện Tu Mơ Rông đã công bố, tặng quà cho du khách thứ 10.000 đến Tu Mơ Rông năm 2023. Đây là sự tri ân của huyện vùng sâu Tu Mơ Rông đối với khách du lịch đã đến, tham quan, nghỉ dưỡng.
Vị khách thứ 10.000 đến huyện năm 2023 là ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (TP. Hồ Chí Minh). Đây là lần thứ 3 ông Nguyễn Đặng Hiến đến Tu Mơ Rông trong năm 2023.
Trong khuôn khổ hội thi, UBND huyện Tu Mơ Rông cũng tổ chức phân hạng, xếp loại 15 sản phẩm OCOP liên quan đến dược liệu, nông sản nhằm hướng đến xây dựng đặc sản địa phương. Sau đợt xếp hạng này, huyện sẽ xúc tiến để tỉnh sớm công nhận các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn, từ đó nâng tầm giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm ra sản phẩm OCOP.