Chủ nhật 11/05/2025 06:01

Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt vào Hồng Kông

Nhập khẩu gần như 100% nông sản, thực phẩm, người tiêu dùng có phẩm vị tương đồng, Hồng Kông được nhận định là thị trường tốt cho doanh nghiệp Việt thâm nhập, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Khái quát về thị trường Hồng Kông, bà Vũ Thị Thúy – Trưởng Cơ quan Thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Macao), cho hay: Dù dân số khiêm tốn với 7,39 triệu người nhưng nền kinh tế Hồng Kông phát triển rất mạnh, GDP bình quân đầu người đạt tới 49.613USD/người/năm. Đặc biệt, sản xuất nông sản, thực phẩm tại Hồng Kông rất hạn chế và phải nhập khẩu. Do vậy, đây thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác.

Việt Nam và Hồng Kông là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều từ năm 2015-2021 cơ bản trong xu hướng tăng, từ 8,281 tỷ USD lên 13,628 tỷ USD. Riêng mặt hàng nông thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 309,98 triệu USD, tăng 3,08% so với năm trước, trong đó gạo tăng 0,53%, hoa quả tăng 32,94%, thuỷ hải sản giảm 7,71% và hạt điều tăng 7,32%.

Bà Vũ Thị Thuý cho biết: Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu vào Hồng Kông. Bởi lẽ, đây là thị trường mở, phi thuế quan với hàng nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu thuận tiện, quãng đường vận chuyển ngắn. Hồng Kông cũng là thị trường nhập khẩu nhiều lương thực, thực phẩm- mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành là kênh tốt cho doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Hồng Kông

Điểm quan trọng, thói quen tiêu dùng của người dân Hồng Kông có nhiều nét tương đồng với người dân Việt Nam, do vậy khá thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất; khả năng tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt cao. Đây cũng là thị trường có tính kết nối, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được vào thị trường Hồng Kông có thể đi khắp thế giới.

“Hoá đơn xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông được coi như thẻ xanh đưa hàng hoá thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu khác, kể cả với thị trường khó tính”, bà Nguyễn Ngọc Hà- Giám đốc Công ty Phát triển kinh doanh Viet Kwong đồng tình.

Dù vậy, bà Nguyễn Ngọc Hà cũng, khuyến cáo: Thị trường Hồng Kông tuy rất mở với hàng nhập khẩu, thậm chí không đánh thuế quan, tuy nhiên khâu hậu kiểm cực kỳ gắt gao và đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Hàng hoá bị người tiêu dùng phản ánh tới cơ quan chức năng có thể bị phong toả, mất uy tín, thậm chí mất luôn thị trường.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, thông tin thêm: Yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồng Kông rất cao, hệ thống cảnh báo nhanh nhạy, công tác hậu kiểm và quy định về nhãn mác nghiêm ngặt. Một khó khăn nữa là thị trường quy mô dân số nhỏ, không thể có được đơn hàng lớn, cộng hưởng với đó là sự cạnh tranh cao.

Khó khăn là vậy, tuy nhiên Giám đốc Công ty Phát triển kinh doanh Viet Kwong, cho rằng: Với chiến lược sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp vẫn có thể khai thác tốt hơn thị trường này. “Tháng 8/2022, Hồng Kông mở cửa thị trường sau một thời gian dài thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng tăng cao kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tăng tương ứng”, bà Nguyễn Ngọc Hà nhấn mạnh.

Từ kinh nghiệm thực tế, bà Nguyễn Ngọc Hà cũng đưa ra một số lưu ý với doanh nghiệp. Trong đó, thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến cần giảm tối đa lượng đường có trong sản phẩm. Người tiêu dùng Hồng Kông ưa dùng sản phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng phải dễ chế biến. Sản phẩm không nên đóng gói với trọng lượng lớn, chỉ nên đóng gói nhỏ, khoảng 200-300 gram tuỳ với từng mặt hàng. Bao bì bắt mắt, ghi rõ thành phần dinh dưỡng, có điểm quan sát trực tiếp sản phẩm và nên sử dụng tiếng Hồng Kông trên bao bì.

Có nhiều cách tiếp cận thị trường, phổ biến nhất là liên kết với các tập đoàn phân phối hàng hoá Việt Nam vào Hồng Kông và tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại thị trường này, tham gia các sàn thương mại điện tử lớn.

Về phương thức thanh toán, đối tác Hồng Kông khá uy tín trong thanh toán, để an toàn, doanh nghiệp nên đề xuất đặt cọc 30% giá trị hàng hoá, 70% giá trị còn lại sẽ thanh toán sau khi đối tác nhận được vận đơn.

“Xuất khẩu hàng hoá vào Hồng Kông không khó nếu doanh nghiệp đáp ứng các quy định, tuy nhiên giữ được thị trường lại không dễ. Điều này buộc doanh nghiệp phải nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất, chế biến và áp dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm”, bà Nguyễn Ngọc Hà cho biết thêm.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'