Thứ tư 13/11/2024 02:46

Kết nối giao thương cho doanh nghiệp do nữ làm chủ

Ngày 18/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức Chương trình kết nối giao thương với doanh nghiệp nữ làm chủ Việt Nam. Sự kiện thu hút đông đảo sự tham gia của các nữ doanh nhân trong lĩnh vực dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ và nông sản.

Chương trình kết nối giao thương với doanh nghiệp nữ làm chủ Việt Nam là một hoạt động trong khuôn khổ dự án ITC SheTrades và UPS nhằm mục đích chia sẻ mối liên kết giữa các thị trường mục tiêu và thảo luận về cách đóng góp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững bằng cách trao quyền cho phụ nữ Việt Nam trong kinh doanh.

Phát biểu tại sự kiện, ông Iwan Rutjens- Bí thư thứ nhất phụ trách Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho hay: Doanh nghiệp do nữ làm chủ tại Việt Nam đang gặp 4 thách thức chính, bao gồm: Hạn chế về tài chính, con người và xã hội, thể chế, rào cản về văn hoá… Ví dụ, nhiều người có suy nghĩ, trong doanh nghiệp, phụ nữ quản lý không giỏi bằng nam giới. Đây là suy nghĩ sai lầm và chúng ta cần triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động giúp phụ nữ tiếp cận sâu hơn với tiêu chuẩn tài chính và các yêu cầu toàn cầu khác để doanh nghiệp do nữ giới làm chủ có thể hưởng các ưu đãi, trong đó có ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do và phát triển mạnh mẽ hơn.

“Việt Nam đang rất có tiềm lực tại các khu vực kinh tế do phụ nữ làm chủ. Nếu khắc phục được những hạn chế liên quan đến bình đẳng giới, doanh nghiệp do nữ làm chủ sẽ có đóng góp quan trọng trong việc gia tăng tổng sản phẩm quốc nội và phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam với thế giới và EU”, ông Iwan Rutjens nói.

Doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm 25% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam

Ông Iwan Rutjens cũng cho biết thêm: Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, thương mại giữa Việt Nam và EU đã tăng trưởng mạnh, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong 9 tháng năm 2021 kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 41 tỷ USD, tăng hơn 13,4% so với cùng kỳ năm 2020. Hà Lan là đối tác lớn của Việt Nam, 60% hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU thông qua Hà Lan. Hà Lan hiện cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của EU vào Việt Nam với khoảng 10 tỷ USD. EVFTA không chỉ giúp gia tăng thương mại mà còn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

“Điều quan trọng, doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu về phong tục tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng EU. Đồng thời, hàng hoá của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường, lao động, nguồn gốc xuất xứ và yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng của thị trường EU”, đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho hay.

Ở vai trò một nhà mua hàng, một thương hiệu thời trang lớn, ông Tony Hùng- Đại diện thương hiệu New Balance bày tỏ: Trong doanh nghiệp, phụ nữ đóng góp quan trọng thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững trong mục tiêu dài hạn. Điều này thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp và sự phát triển đi lên trong bình đẳng giới.

Theo kết quả khảo sát của New Balance với một số tổ chức, về vấn đề trách nhiệm xã hội, môi trường, sức khoẻ của người lao động thì những doanh nghiệp do nữ làm chủ được quan tâm nhiều hơn so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Theo ông Tony Hùng, điều này rất quan trọng bởi liên quan đến định hướng và mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tại sự kiện, giải đáp câu hỏi làm thế nào có thể thâm nhập và xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế, đại diện New Balance cho rằng: Doanh nghiệp cần tập trung vào 3 điểm: Đầu tiên, muốn có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng quốc tế cần để ý và xây dựng mục tiêu phát triển bền vững về mặt môi trường, giảm thiểu khí thải nhà kính, khí thải cacbon trong quá trình sản xuất. Tiếp đó, đảm bảo nhân quyền cho người lao động, đối xử công bằng, lương thưởng phúc lợi phải tuân thủ theo pháp luật của địa phương và pháp luật quốc tế. Cuối cùng là hướng tới bền vững về mặt cộng đồng thông qua các hoạt động đóng góp cho cộng đồng địa phương. “Đây là những yếu tố các tổ chức, thương hiệu hướng tới và chấm điểm cao cho các doanh nghiệp đáp ứng khi xét tham gia vào chuỗi cung ứng”, ông Tony Hùng nhấn mạnh.

Dự án ITC SheTrades và UPS được thực hiện từ năm 2019 với mục tiêu tham vọng kết nối với 3 triệu doanh nghiệp do nữ làm chủ trên thị trường thế giới. Triển khai tại Việt Nam, dự án đã thiết kế các hoạt động thiết thực, dựa trên nhu cầu thực tế để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thương mại. Đặc biệt, dự án tập trung cải thiện khả năng cạnh tranh, cung cấp các giải pháp về hậu cần thương mại và hỗ trợ hình thành một hệ sinh thái gắn kết nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp do nữ làm chủ. Cho đến nay, dự án đã giúp tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ tốt nhất cho nữ doanh nhân các vấn đề từ tài chính, hậu cần cho đến giao nhận, thủ tục giấy phép xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu sở tại.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024

Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP