Thứ hai 21/04/2025 13:25

Hộp thư bạn đọc ngày 6/9: Điện lực Hoài Đức "vô tư" cấp điện cho hàng loạt công trình có dấu hiệu sai phép?

Báo Công Thương nhận được phản ánh hàng loạt công trình tại "cụm công nghiệp" Lại Dụ xây dựng trên 4ha ven sông Đáy nhưng vẫn được Điện lực Hoài Đức cấp điện.

Báo Công Thương nhận được thông tin phản ánh về các vấn đề: Dự án Khu nhà ở để bán và cho thuê tại thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng chậm tiến độ gần 15 năm đến vẫn được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên đề xuất gia hạn, không bị thu hồi theo quy định; hàng loạt sai phạm tại dự án Thủy điện Bắc Giang; hàng loạt các công trình có dấu hiệu trái phép tại "cụm công nghiệp" không phép Lại Dụ vẫn được "vô tư" cấp điện.

Thông tin phản ánh: Ngày 26/08/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên ban hành Kết luận kiểm tra số 2392/KLKT-SKHĐT về việc kiểm tra tiến độ thực hiện dự án và tiến độ sử dụng đất đối với dự án Khu nhà ở để bán và cho thuê của Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Như Quỳnh (Công ty Như Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên).

Qua kiểm tra, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên cho biết, tại thời điểm kiểm tra đã hơn 211 tháng kể từ khi được chấp thuận dự án (ngày 30/12/2004), hơn 192 tháng kể từ ngày công ty được bàn giao đất (4/8/2006). Công ty Như Quỳnh chưa hoàn thiện tất cả các hạng mục công trình và chưa đưa dự án vào khai thác sử dụng là chậm tiến độ sử dụng đất quá 24 tháng theo quy định. Hiện dự án bị chậm tiến độ ít nhất 177 tháng (gần 15 năm).

Đáng chú ý, dù đã xác định dự án của Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Như Quỳnh chậm tiến độ đến gần 15 năm vi phạm quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013, không chấp hành đúng nội dung tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư...nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên vẫn tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Hưng Yên cho phép gia hạn mà không thu hồi theo quy định. Không những thế, Sở còn hướng dẫn cho chủ đầu tư làm văn bản đề nghị được gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn.

Thông tin phản ánh: 39 hộ sản xuất xây công trình, nhà xưởng không phép trong “cụm công nghiệp” Lại Dụ (xã An Thương, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã bị lập hồ sơ vi phạm lĩnh vực đất đai, vi phạm pháp Luật Đê điều nhưng vẫn được Công ty Điện lực Hoài Đức, thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội cấp điện, không dừng hợp đồng bán điện theo quy định.

Hàng loạt nhà xưởng xây dựng trái phép trong "cụm công nghiệp" Lại Dụ vẫn được cấp điện

Cụ thể, 39 công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép và không phép trên khu vực bãi sông và hành lang thoát lũ sông Đáy, đoạn qua xã An Thượng (thường được gọi là "cụm công nghiệp" Lại Dụ) vẫn được Công ty Điện lực Hoài Đức ký hợp đồng cung cấp điện để hoạt động suốt nhiều năm qua.

Dư luận cho rằng, việc những công trình xây dựng trái phép vẫn được cấp điện sẽ để lại tiền lệ xấu. Bởi lẽ, những hộ dân khác khi nhìn thấy công trình vi phạm không những không bị xử lý mà còn được cấp điện thì sẽ nảy sinh ý định lấn chiếm hành lang đê điều, vô tình "tiếp tay" cho sai phạm.

Bên cạnh đó, khi được cấp điện, các xưởng sản xuất trái phép đi vào hoạt động, nếu không đảm bảo an toàn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài vẫn chưa thấy chính quyền địa phương có những biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng trên.

Thông tin phản ánh: Ngày 15/4/2022, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Kết luận thanh tra số 18/KL-UBND về việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện Dự án Thủy điện Bắc Giang (xã Quý Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) do Công ty cổ phần năng lượng SOMECO 1 (Công ty SOMECO 1) làm chủ đầu tư.

Theo kết quả thanh tra, Khu quản lý vận hành dự án được thi công xây dựng từ tháng 4/2009 (nghiệm thu, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 4/2011). Tuy nhiên đến ngày 28/10/2013, Dự án mới được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.

Trong quá trình thực hiện dự án, năm 2014 công ty đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xử phạt công ty với tổng số tiền là 130 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay Công ty SOMECO 1 chưa chấp hành xử phạt. Đến năm 2018, dự án được triển khai thi công xây dựng trở lại nhưng công ty không thực hiện lập, trình phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công.

Công ty SOMECO 1 được UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định cho thuê đất, được Sở TN&MT ký hợp đồng thuê đất với tổng diện tích đất cho thuê 156.334,6 m2 để sử dụng vào mục đích xây dựng cụm công trình đầu mối; giá thuê đất ổn định 5 năm kể từ ngày 1/11/2009 đến ngày 1/11/2014. Tuy nhiên, đến nay, đơn vị này vẫn chưa nộp tiền thuê đất.

Điều đáng chú ý, Công ty SOMECO 1 đã không cung cấp đầy đủ hồ sơ, văn bản, tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra.

Để xảy ra những sai phạm trên, bên cạnh trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư là Công ty SOMECO 1, các cơ quan như: UBND huyện Bình Gia, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn... cũng có trách nhiệm liên quan.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường

Hộp thư bạn đọc ngày 10/4: Phản ánh trang Chu Thanh Huyền, Nguyễn Hoàng Mai Ly sai phạm

Hà Tĩnh: Hết hạn thuê đất, nhiều doanh nghiệp 'chây ì' không chịu di dời tài sản

Đông Anh, Hà Nội: Trạm bê tông không phép 'mọc' trong Cụm công nghiệp Thụy Lâm

Vi phạm trật tự xây dựng tại Hà Nội: Làm sai rồi xin - một kiểu lách luật?

Thêm phiên bản Kera mang tên 'sữa non Misure' chữa mất ngủ