Thứ bảy 23/11/2024 03:31

Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng: Ký kết hợp tác hàng trăm tỷ đồng

Sáng ngày 3/8, tại Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố phối hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng 2018. Hội nghị thu hút sự quan tâm và tham dự của đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp đến từ 24 tỉnh thành trong cả nước.

Những kết quả hợp tác khả quan

Theo ông Nguyễn Hà Bắc – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng qua 4 kỳ tổ chức đã có 118 cặp doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ trực tiếp tại hội nghị, 78 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác đã được triển khai thực hiện có hiệu quả với tổng giá trị hơn 397 tỷ đồng; riêng trong năm 2017 một số cặp doanh nghiệp đã ký kết, hợp tác, triển khai thực hiện cung ứng và tiêu thụ sản phẩm với giá trị cao, tổng giá trị đạt hơn 25 tỷ đồng. Các sản phẩm được cung ứng, tiêu thụ chủ yếu gồm bao bì, carton, cà phê rang xay, rau củ quả, các đặc sản địa phương, thực phẩm chế biến, cao su, giy da….

Cơ hội quảng bá sản phẩm, thương hiệu

Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo nhiều Sở Công Thương và doanh nghiệp đánh giá cao tính tương tác và những hiệu quả thiết thực mà hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng mang lại.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, hoạt động kết nối cung cầu là con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất và rẻ nhất để doanh nghiệp tìm đến đối tác, sản phẩm đi đến được với người tiêu dùng. “Để xây dựng được thương hiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm để nhiều người biết đến là một quá trình, nhưng thông qua những hội nghị kết nối cung cầu là cách tiếp cận nhanh nhất để doanh nghiệp, các trung tâm xúc tiến thương mại các địa phương, vùng, miền khu vực kết nối được với nhau, đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng”, ông Hà nói.

Là một doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng từ năm đầu tiên (2014), bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc và thương mại Á Châu cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi được hưởng lợi rất lớn từ chương trình này, qua các kỳ hội nghị, công ty Á Châu đều tìm kiếm và ký kết được biên bản ghi nhớ hợp tác và triển khai có hiệu quả các hợp đồng. Tại hội nghị kết nối cung cầu lần này, Công ty Á Châu sẽ ký kết hợp tác, cung cấp các sản phẩm bao bì giấy cho Công ty TNHH Shin Heung Vina với số lượng thỏa thuận 12.000 tấn/năm, tổng giá trị tương đương 100 tỷ đồng”.

Doanh nghiệp tìm hiểu, kết nối tại hội nghị

Quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kết nối cung cầu

Ông Herry Hoàng – Giám đốc Công ty CP Rượu và sản phẩm tự nhiên cho rằng, đối với nhiều sản phẩm tiêu dùng như rượu, người tiêu dùng thường chuộng sử dụng hàng ngoại. Trong khi đó, các sản phẩm trong nước vì không được quảng bá nên không được người tiêu dùng biết đến, trong khi chất lượng các sản phẩm hàng Việt không thua kém, thậm chí còn nổi trội hơn hàng ngoại. “Hội nghị kết nối cung cầu là hoạt động quan trọng để doanh nghiệp trong nước có điều kiện triển khai, phát triển thương hiệu cũng như kết nối sản phẩm, đưa hàng Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng.”

Ký kết hợp tác tại hội nghị

Còn ông Nguyễn Mạnh Hà thì cho rằng, điểm hạn chế của các doanh nghiệp kết nối cung cầu là sản phẩm sản xuất với quy mô còn tương đối nhỏ, đến khi cần sản lượng tiêu thụ lớn chưa đáp ứng được, sản xuất chưa phải quy mô lớn để sản phẩm bền vững thường xuyên cho thị trường. Vì vậy, thông qua những hội nghị kết nối cung cầu, các sản phẩm có chất lượng sẽ dễ đến hơn với người tiêu dùng. Ông Hà cũng đề nghị Vụ Thị trường trong nước quan tâm đến những sản phẩm này hơn là thực hiện các đợt “giải cứu nông sản”, bởi những sản phẩm giải cứu là những sản phẩm thô, sản xuất tràn lan, và chất lượng thì chưa được kiểm chứng hay đảm bảo.

Ông Nguyễn Lộc An, Vụ Phó Vụ Thị trường trong nước mong muốn thông qua hội nghị, các doanh nghiệp sẽ chủ động, mạnh dạn kết nối, tìm hiểu, quảng bá sản phẩm của mình, tổ chức kết nối để hàng Việt có sức lan tỏa mạnh mẽ, chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ có hiệu quả hơn.

Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng 2018 là hoạt động chính của Hội chợ quốc tế thương mại, đầu tư, du lịch hành lang kinh tế Đông Tây 2018 (diễn ra từ ngày 3 - 8/8), thu hút 172 doanh nghiệp, nhà sản xuất, phân phối, hộ kinh doanh tham gia kết nối, tìm kiếm đối tác. Đã có 13 cặp doanh nghiệp tìm kiếm được đối tác và thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác ngay tại hội nghị với tổng giá trị sản phẩm lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Vũ Lê - Thanh Long
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác