Thứ hai 28/04/2025 13:29

Hoa Kỳ chính thức điều tra thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam

Ngày 27/7/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế CBPG và CTC đối với thép CORE nhập khẩu từ Hàn Quốc và thuế CBPG đối với thép CORE nhập khẩu từ Đài Loan.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Quyết định khởi xướng điều tra được ban hành căn cứ vào đơn kiện ngày 12/6/2018 của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cụ thể, sản phẩm bị điều tra: một số sản phẩm thép thuộc các mã HS: 7210.30.00, 7210.41.00, 7210.49.00, 7210.61.00, 7210.69.00, 7210.70.60, 7210.90.60, 7210.90.90, 7212.20.00, 7212.30.10, 7212.30.30, 7212.30.50, 7212.40.10, 7212.40.50, 7212.50.00, 7212.60.00; và các mã HS: 7210.90.10, 7215.90.10, 7215.90.30, 7215.90.50, 7217.20.15, 7217.30.15, 7217.90.10, 7217.90.50, 7225.91.00, 7225.92.00, 7225.99.00, 7226.99.01, 7228.60.60, 7228.60.80, 7229.90.10.

Nguyên đơn là công ty Nucor Corporation, ArcelorMittal USD LLC, United States Steel Corporation, California Steel Industries and Steel Dynamics. Nguyên đơn cáo buộc rằng sau khi Hoa Kỳ tiến hành điều tra CBPG và CTC đối với CORE nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan năm 2015, lượng nhập khẩu thép CORE từ hai nước này vào Hoa Kỳ giảm đáng kể, trong khi đó lượng nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra, nguyên đơn cho rằng Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng từ Đài Loan và Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm bị điều tra và việc sản xuất này không được coi là “chuyển đổi đáng kể” do quá trình sản xuất tại Việt Nam chỉ thêm một phần nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm thép CORE xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Được biết, trước đó, năm 2016, Hoa Kỳ đã áp dụng mức thuế CBPG là 31,73% và CTC là 1,19% đối với Hàn Quốc và 3,77% đối với Đài Loan.

Theo quy định của Hoa Kỳ, DOC sẽ ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan của Việt Nam tham gia và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để đảm bảo kết quả tích cực trong vụ việc đồng thời trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình xử lý vụ việc.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?