Thứ hai 05/05/2025 12:55

Đưa hàng Việt về nông thôn tỉnh Kon Tum: Xây dựng hệ thống phân phối ổn định

Các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ hàng Việt được triển khai trên địa bàn tỉnh Kon Tum thời gian qua là cơ hội để người dân được mua sắm hàng hóa thiết yếu với chất lượng bảo đảm, giá thành hợp lý; đồng thời giúp doanh nghiệp tìm được kênh phân phối tiêu thụ hàng hóa hiệu quả.

Từ năm 2009 đến nay, Sở Công Thương Kon Tum đã tổ chức trên 100 chuyến đưa hàng Việt bằng xe lưu động đến các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt, vào dịp Tết - thời điểm thường hay xảy ra tình trạng găm hàng, sốt giá ảo trên thị trường, Sở Công Thương phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những chuyến bán hàng Việt bình ổn giá bằng xe lưu động về các vùng nông thôn. Bình quân, mỗi năm đơn vị triển khai được từ 10 – 12 chuyến, góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa Tết của người dân; mỗi chuyến đi thu hút được từ 3- 5 doanh nghiệp lớn cùng với nhiều tiểu thương tham gia bán hàng.

Cơ hội để giới thiệu và quảng bá trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng

Ngoài ra, hàng năm, Sở Công Thương còn tổ chức được từ 3 - 4 phiên chợ hàng Việt về các huyện biên giới, huyện vùng sâu. Mỗi phiên chợ kéo dài từ 5 – 7 ngày, giúp người dân có nhiều cơ hội mua sắm hàng hóa do chính các nhà sản xuất, nhà phân phối cung ứng theo đúng chuẩn "mua tận gốc, bán tận ngọn".

Hàng hóa được đưa về bán cho người dân tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, quần áo, giày dép, đồ gia dụng... và đều là hàng sản xuất trong nước, có nguồn gốc rõ ràng với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá kèm theo với mức giá bán bình ổn. Nhờ đó, người dân được mua sắm hàng hóa chất lượng với giá cả phải chăng.

Về phía doanh nghiệp, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn là cơ hội để giới thiệu và quảng bá trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng, góp phần xây dựng niềm tin vào sản phẩm nội địa; vừa giúp người tiêu dùng vùng nông thôn tiếp cận, sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp.

Đặc biệt, để xây dựng hệ thống phân phối ổn định, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, tỉnh Kon Tum đã triển khai xây dựng được 2 điểm bán hàng Việt với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" tại huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum. Thông qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm nông sản đặc trưng của các huyện đến với du khách tham quan du lịch; bước đầu hình thành hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định ở các khu vực khó khăn, nơi nhu cầu hàng Việt của bà con ở mức cao.

Nhìn chung, Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn Kon Tum đã tạo được ấn tượng, giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, với giá ưu đãi, góp phần bình ổn thị trường nông thôn, người dân vùng nông thôn, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận hàng Việt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, quảng bá thương hiệu và tạo nên mối liên hệ giữa người tiêu dùng nông thôn và hàng hóa trong nước.

Các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua thu hút hơn 70.000 lượt người đến mua sắm, doanh thu bán hàng đạt gần 6,5 tỷ đồng.
Ngọc Bảo
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam