Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Công bố 562 doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao 2025 Vedan Việt Nam – 19 năm được bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Đa dạng giải pháp vận động dùng hàng Việt

Thị trường nội địa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế tỉnh Đắk Nông thời gian qua. Theo thống kê của Sở Công Thương Đắk Nông, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 3 năm 2025 của tỉnh ước đạt 2258,03 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng 3/2024.

Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 6.973 tỷ đồng, tăng 11% so với quý I/2024 và đạt 24% so với kế hoạch (28.468 tỷ đồng). Trong đó: Thương nghiệp ước đạt 4.970,89 tỷ đồng, tăng 16,59%; Lưu trú và ăn uống ước đạt 1.720,72 tỷ đồng, giảm 2,26%; Doanh thu du lịch ước đạt 0,41 tỷ đồng, tăng 5,02%; Dịch vụ khác ước đạt 280,97 tỷ đồng, tăng 4,28%.

Để có được kết quả này không thể không kể đến nỗ lực của địa phương trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt. Theo đó, thời gian qua, Đắk Nông đã triển khai xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” và “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Đắk R’lấp và huyện Đắk Mil.

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào
Hàng Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng (Ảnh: Đông Quân)

Theo đó, toàn tỉnh hiện có 5 mô hình “Tự hào hàng Việt” tại các huyện Đắk R’lấp, Krông Nô, Tuy Đức và Đắk Mil được đưa vào vận hành. Các điểm bán hàng đều có diện tích trên 60m, được gắn biển hiệu theo mẫu đảm bảo tiêu chuẩn do Bộ Công Thương quy định với 90% hàng hóa kinh doanh được sản xuất trong nước, bảo đảm đúng, đầy đủ điều kiện đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hoá phục vụ hoạt động sản xuất tiêu dùng miền núi vùng sâu vùng xa tại huyện Đắk Mil. Đây không chỉ là điểm bán hàng Việt Nam cho người dân và khách du lịch mà còn là điểm quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương cho bà con.

Hệ thống kênh mua bán hiện đại ở Đắk Nông cũng dần được hình thành và phát triển, với một trung tâm thương mại tại huyện Đắk R’lấp, một siêu thị hạng II tại TP. Gia Nghĩa và một trung tâm phức hợp ở huyện Cư Jút. ​

Qua việc xây dựng mô hình đã giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng những sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, có uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý, từ đó hình thành thói quen sử dụng và ủng hộ hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, quảng bá về điểm bán hàng Việt để đông đảo nhân dân biết và tham gia mua sắm.

Đây là những mô hình thí điểm về bán hàng Việt Nam do ngành Công Thương phối hợp với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn triển khai thực hiện. Tại đây có hơn 90% là các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước.

Việc xây dựng các mô hình này không chỉ giúp đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, mà còn góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phần lớn các mô hình đều đang phát huy hiệu quả và thu hút dông đảo người dân tới mua sắm.

Song song với đó, Sở Công Thương Đắk Nông đã tổ chức nhiều chương trình đưa hàng Việt về các huyện miền núi như Đắk Mil, Đắk R’lấp và Tuy Đức. Các phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa được xem là một trong những nội dung chính của Cuộc vận động, giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa trong nước và tạo đầu ra cho doanh nghiệp.

Tăng cường tuyên truyền và phối hợp

Để tăng cường sản xuất và sử dụng hàng Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Nông và Sở Công Thương đã ký kết chương trình phối hợp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động. Các bên phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa theo phương thức truyền thống và hiện đại, tăng cường ứng dụng thương mại điện tử.

Ngoài ra, Sở Công Thương còn hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường thông qua việc tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, tham gia hội chợ và triển lãm trong và ngoài tỉnh. ​

Nhờ các giải pháp đồng bộ, tỷ lệ hàng Việt Nam trong các kênh phân phối trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đạt trên 80% ở các siêu thị và trên 60% ở chợ truyền thống. Người dân ngày càng tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng Việt, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và phát triển kinh tế địa phương.​

Kiều Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tăng cơ hội tiêu thụ hàng Việt tại hệ thống phân phối hiện đại

Tăng cơ hội tiêu thụ hàng Việt tại hệ thống phân phối hiện đại

562 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2025

562 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2025

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’