Định hướng phát triển ngành điện với mục tiêu Net-zezo năm 2050

Bộ Công Thương đã công bố định hướng phát triển ngành điện đat mục tiêu Net-zezo năm 2050 tại Chương trình Đối thoại quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững
Quy hoạch điện VIII: Phát triển ngành điện bền vững, nâng cao tự chủ về năng lượng

Tại Chương trình Đối thoại Quốc gia chuyển dịch năng lượng bền vững, quản trị, tài chính và công nghệ, Bộ Công Thương đã công bố định hướng chiến lược phát triển ngành điện đat mục tiêu Net-zezo năm 2050.

Trong nhiều thập kỷ qua, ngành điện Việt Nam đã không ngừng phát triển. Công suất của hệ thống điện và nhu cầu điện thương phẩm tăng đều đặn qua từng năm với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình cả giai đoạn 2011-2020 đạt 10,5%/năm.

Thống kê cho thấy sản lượng điện tăng gấp 2,3 lần sau 10 năm, từ 93 tỷ kWh vào năm 2011 lên tới 215 tỷ kWh năm 2020. Trong giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng đạt 10,9%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 10,1% (riêng năm 2020 chỉ đạt 3,4% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19). Hệ thống điện liên tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp và nâng cao trình độ vận hành giúp giảm nhanh tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống. Năng lượng tái tạo phát triển mạnh trong những năm gần đây, đưa tỷ trọng các nguồn điện gió và mặt trời chiếm khoảng 25% tổng công suất toàn hệ thống điện, góp phần đa dạng hóa nguồn điện, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Định hướng phát triển ngành điện với mục tiêu Net-zezo năm 2050
Ông Hoàng Tiến Dũng- Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Tuy nhiên, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng: "Bên cạnh những gam màu sáng trong phát triển của ngành điện thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động khó lường, tiềm ẩn rủi trong cung cấp năng lượng sơ cấp; hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường; các nguồn điện lớn tiếp tục chậm tiến độ, công tác phát triển lưới điện gặp nhiều khó khăn do giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp,... Thêm vào đó, cơ cấu nguồn điện hiện tại đang phụ thuộc nhiều vào các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (chỉ riêng nhiệt điện than đã chiếm khoảng 45% tổng sản lượng điện hệ thống). Đây là các nguồn điện phát thải nhiều khí CO2. Năm 2020, ngành điện phát thải khoảng 115 triệu tấn, trong đó nhiệt điện than chiếm khoảng 60%, gây tác động lớn tới môi trường”.

Hiện, Bộ Công Thương đang khẩn trương triển khai xây dựng Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050. Những đề án này bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đảm đảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho đất nước với chi phí hợp lý và đáp ứng các yêu cầu về môi trường; phát triển ngành điện nhanh và bền vững; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới…; góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải bằng “”0” vào năm 2050.

Theo đó, Quy hoạch điện VIII được xây dựng từ năm 2020, đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai, được thẩm định kỹ lưỡng, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Các quan điểm phát triển điện lực của Quy hoạch điện VIII có nhiều nét mới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đã bám sát chủ trương, định hướng nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045, bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Thứ hai, nâng cao tính tự chủ của ngành điện, khai thác tối đa nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, v.v...) với giá thành hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.

Thứ tư, ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường.

Thứ năm, khai thác tối đa tiềm năng thuỷ điện của đất nước trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất, tận dụng nguồn thủy năng. Nghiên cứu các loại hình năng lượng tái tạo khác như địa nhiệt, sóng biển, …

Thứ sáu, ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước; Phát triển nguồn điện sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở quy mô phù hợp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao. Không phát triển nguồn điện sử dụng LNG mới sau năm 2035. Các nhà máy điện sử dụng LNG định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu hydro. Đến năm 2050, đa số các nhà máy nhiệt điện khí chuyển hoàn toàn sang sử dụng hydro.

Thứ bảy, không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030. Các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế và công nghệ cũ sẽ dừng hoạt động, định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối/amoniac sau 20 năm vận hành. Định hướng đến năm 2050, dừng sử dụng than cho phát điện.

Thứ tám, phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện; hướng tới cân bằng nội vùng cao nhất, giảm truyền tải điện đi xa, giảm tổn thất điện năng; hạn chế tối đa việc xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền; Tăng cường nhập khẩu điện trực tiếp từ các nước láng giềng trong trung và dài hạn, quan tâm đầu tư, khai thác các nguồn điện tại nước ngoài để cung ứng điện về Việt Nam. Nghiên cứu kết nối liên kết hệ thống điện ở thời điểm phù hợp.

Thứ chín, đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở các quan điểm phát triển ngành nêu trên, Quy hoạch điện VIII xây dựng chương trình phát triển điện lực với mục tiêu cao nhất đảm bảo an ninh cung cấp điện và đạt Net-zero vào năm 2050 với cơ cấu nguồn điện như sau:

Định hướng phát triển ngành điện với mục tiêu Net-zezo năm 2050
Đến năm 2030, thủy điện sẽ tăng dần công suất và sản lượng. Ảnh Thành Vinh

Đến năm 2030: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 121.757-145.989 MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà, nguồn cấp phụ tải riêng và đồng phát), trong đó: thủy điện tăng dần từ mức khoảng 21.000 MW hiện nay (30% công suất, 29% sản lượng) lên tới 27.353-28.946 MW (19,8-22,5% công suất, 17,5-17,6% sản lượng); nhiệt điện than từ khoảng gần 25.000 MW hiện nay (31% công suất, 45% sản lượng) tăng lên tới 30.127-36.327 MW (20,6-29,8% công suất, 30,6-42,5% sản lượng), lượng công suất tăng thêm này là của các nhà máy đang trong quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) tăng từ mức khoảng 17.000 MW hiện nay (khoảng 25% công suất, 4,5 % sản lượng) lên 21.871-39.486 MW (18-27% công suất, 11,6-20,2% sản lượng) và nhập khẩu điện 4.076-5.000 MW (3,3-3,4% công suất, 3,2-4,1% sản lượng).

Định hướng đến năm 2050: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 368.461-501.608 MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà, nguồn cấp phụ tải riêng và đồng phát), trong đó: thủy điện 35.571-36.016 MW (7,2-9,7% công suất, 8,6-10,5% sản lượng); không còn các nhà máy nhiệt điện sử dụng than; nhiệt điện than chuyển đổi nhiên liệu sinh khối/amoniac 25.632-28.832 MW (5,1-7,8% công suất, 6,1-7,6% sản lượng); năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ...) 201.836-295.638 MW (54,9-58,9% công suất, 48,2-59,1% sản lượng); nhập khẩu điện 11.042 MW (2,2-3% công suất; 2,8-3,5% sản lượng).

Ông Hoàng Tiến Dũng cũng khẳng định, cơ cấu nguồn điện có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn điện năng lượng tái tạo, xanh và bền vững. Khoảng 50-60% tổng sản lượng điện sẽ được cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050. Với chương trình phát triển nguồn điện này, lượng phát thải khí CO2 dự kiến đạt đỉnh 240 triệu tấn vào năm 2035 và giảm xuống còn 30-35 triệu tấn vào năm 2050, góp phần đảm bảo các cam kết với quốc tế về phát thải bằng “0” vào năm 2050.

Định hướng phát triển ngành điện với mục tiêu Net-zezo năm 2050
Nhu cầu vốn cho phát triển điện lực là rất lớn ước khoảng 142 tỷ USD giai đoạn 2021-2030

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, tổng nguồn vốn cho phát triển điện lực là rất lớn. Theo đó, giai đoạn 2021-2030: Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển điện lực khoảng 104,7-142,2 tỷ USD, trong đó: Đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 89,0-126,1 tỷ USD (mỗi năm 8,9-12,6 tỷ USD), cho lưới điện truyền tải khoảng 15,2-15,6 tỷ USD (mỗi năm 1,5-1,6 tỷ USD); Định hướng giai đoạn 2031-2050: nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển điện lực ước 324,6-483,0 tỷ USD, trong đó: cho phát triển nguồn điện 302,9-448,0 tỷ USD (mỗi năm ước 15,1-22,4 tỷ USD), cho lưới điện truyền tải 21,7-35,1 tỷ USD (mỗi năm từ 1,1-1,8 tỷ USD). Nhu cầu vốn đầu tư từ 2031-2050 sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch điện thời kỳ tiếp theo.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển dịch năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng gặp khó khi chuyển nhượng dự án

Nhiều tháng qua, một doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng than gặp khó trong việc chuyển nhượng dự án, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh thì xin lỗi vì chậm tham mưu.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, cung cấp thiết bị cho dự án đường dây 500 kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Phụ tải duy trì ở mức cao, miền Bắc tăng hơn 13 triệu kWh/ngày

Từ ngày 15-21/4/2024, phụ tải tiếp tục duy trì ở mức cao, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 13 triệu kWh/ngày so với tuần trước do nắng nóng.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Điện lực Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện mùa cao điểm

Dịp cao điểm hè 2024, Điện lực Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền cho nhân dân, khách hàng trên địa bàn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đạt 56,76% khối lượng

Tính đến thời điểm này, dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 56,76% khối lượng.
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

EVNHANOI cho biết, đơn vị đã chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa chuẩn bị phương án cấp điện phục vụ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có giải pháp cấp điện hè 2024, trước mắt sẽ đảm bảo điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trong thời gian nghỉ Lễ ngày 30/4-1/5
Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải Báo chí toàn quốc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Sáng 22/4 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng TK&HQ 2024.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa: Quyết tâm đưa dự án đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 và quyết tâm bàn giao dự án vào ngày 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Lai Châu: Diễn tập phòng, chống thiên tai, chủ động xử lý tình huống sự cố lưới điện

Sáng nay (20/4), tại huyện Mường Tè, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu nạn, xử lý sự cố lưới điện và an toàn lao động...
Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Lễ Phát động Giải Báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương (Hà Nội) vào sáng 22/4.
Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Doanh nghiệp mong muốn tỉnh Lâm Đồng sớm xem xét cho chuyển nhượng dự án nhà máy thuỷ điện

Công ty TNHH Thuỷ điện Cam Ly mong muốn Lâm Đồng sớm xem xét, chấp thuận cho nhận chuyển nhượng lại dự án Thuỷ điện Cam Ly để triển khai dự án đúng tiến độ.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động