Chủ nhật 20/04/2025 23:56

Cơ hội của Việt Nam trong chuỗi cung ứng pin cho chuyển dịch năng lượng

Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu để thúc đẩy việc đạt tới các mục tiêu chuyển dịch năng lượng.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Nâng cao chuỗi cung ứng pin cho chuyển dịch năng lượng” tổ chức ngày 20/2/2025 tại Hà Nội. Hội thảo do Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.

Chuỗi cung ứng pin của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu

Tại hội thảo các chuyên gia thống nhất nhận định, thế giới đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của ngành năng lượng toàn cầu, với pin lithium-ion (LIB) đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của xe điện (EV) và hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS).Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố tháng 12/2024, nhu cầu về pin sẽ tiếp tục tăng nhanh dựa trên các chính sách hiện tại, dự kiến tăng gấp 4,5 lần vào năm 2030 và hơn 7 lần vào năm 2035.

Thông tin đưa ra tại hội thảo cho biết, Việt Nam hiện xếp thứ 20 trong chuỗi cung ứng pin lithium-ion toàn cầu năm 2024. Ảnh: UNOPS

Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, bao gồm niken, coban và đất hiếm. Tuy nhiên, hiện nay chuỗi cung ứng pin của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu với nhiều thách thức cần vượt qua. Việt Nam hiện xếp vị trí thứ 20 trong chuỗi cung ứng pin lithium-ion toàn cầu năm 2024.

Theo ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%. Đặc biệt, ngành xe điện (EV) của Việt Nam đang trên đà phát triển với mục tiêu đạt 100% xe điện vào năm 2050. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu lớn về pin, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Theo ông Philip Timothy Rose, Giám đốc ETP, Việt Nam có nhiều tiềm năng để cải thiện vị thế trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu. Ảnh: UNOPS

Song theo ông Lê Tuấn Anh: “Năng lực sản xuất các vật liệu quan trọng này còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ còn cần hoàn thiện, và sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ và linh hoạt hơn”.

Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu

Theo TS. Nguyễn Ngọc Thủy, Điều phối viên quốc gia ETP/UNOPS, Việt Nam hiện xếp vị trí thứ 20 trong chuỗi cung ứng pin lithium-ion toàn cầu năm 2024. Các yếu tố quan trọng đối với việc nâng cao chuỗi cung ứng pin gồm: nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững; đổi mới công nghệ và hiệu quả; hỗ trợ chính sách và quy định; khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và yếu tố địa chính trị.

“Tại Việt Nam, để hướng tới phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, thì việc tiến hành chuyển đổi năng lượng, phát triển pin lưu trữ cho hệ thống năng lượng cũng như phát triển ngành xe điện là vô cùng cần thiết, TS Thủy nói.

Phân tích các tác nhân và đối tác phát triển chủ chốt toàn cầu và Việt Nam trong chuỗi cung ứng pin, theo TS Nguyễn Ngọc Thủy cần chú ý đánh giá sự sẵn sàng của chuỗi cung ứng pin tại Việt Nam; đánh giá tác động môi trường và xã hội của chuỗi cung ứng pin; xác định các yếu tố quan trọng và khoảng trống kiến thức để thực hiện thành công chuỗi cung ứng pin; đề xuất các khuyến nghị chính sách để tăng cường chuỗi cung ứng pin tại Việt Nam.

PGS. TS. Đinh Công Hoàng, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam- chuyên gia dự án khuyến nghị, để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng pin xe điện toàn cầu, Việt Nam cần triển khai các chiến lược phát triển bền vững như: đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất pin tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác quốc tế và bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt.

Việc thực hiện đồng bộ các chiến lược này sẽ giúp Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm phát thải và phát triển kinh tế xanh trên toàn cầu”, PGS. TS. Đinh Công Hoàng nói.

Việc tăng trưởng nhanh, nhu cầu lớn của thị trường pin lưu trữ tạo ra một cơ hội lớn nhưng cũng kéo theo không ít thách thức cho chuỗi cung ứng pin trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển dịch năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Quyết tâm về đích đúng hạn

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

PC Lào Cai: Khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Nhu cầu điện tăng, Mỹ huy động mọi nguồn năng lượng

Thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long

Doanh nghiệp xăng dầu phải số hóa hoàn toàn trước ngày 30/4/2025

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Nhiệt điện Nghi Sơn ứng dụng nhiều công nghệ mới trong hiệu chỉnh Lò hơi - Tuabin

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng