Hydrogen xanh sẽ đón đầu xu hướng chuyển dịch năng lượng mới?
Tại Diễn đàn "Phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" diễn ra tại Hà Nội, TS. Võ Thành Phong, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương) và TS. Ngô Đình Sáng, Chuyên viên chính của Vụ, cùng nhấn mạnh rằng, việc lạm dụng nhiên liệu hóa thạch đã thải ra lượng lớn khí carbon, gây biến đổi khí hậu và gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi sang năng lượng sạch và tái tạo trở thành yêu cầu cấp thiết, phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu và cam kết của Việt Nam tại COP26 về mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Triển vọng ngày càng lớn của ngành hydrogen
Theo TS. Võ Thành Phong và TS. Ngô Đình Sáng, Việt Nam đã tham gia Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) vào năm 2022, thể hiện quyết tâm giảm phát thải và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch. Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, hydrogen đang được xem là giải pháp tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch, với dự báo sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu năng lượng Việt Nam và thế giới.
Hiện nay, nhiều quốc gia đang đẩy mạnh phát triển ngành hydrogen sạch với hàng loạt dự án quy mô lớn, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2030. Theo đó, chi phí sản xuất hydrogen xanh có thể giảm xuống còn 2-3 USD/kg vào năm 2030, mở ra triển vọng lớn cho ngành công nghiệp này.
Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, hydrogen đang được xem là giải pháp tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. - Ảnh minh hoạ |
Các chuyên gia nhận định, từ năm 2030, hydrogen sẽ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ khi các rào cản về công nghệ, chi phí và hạ tầng dần được giải quyết. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam thực hiện lộ trình giảm phát thải và đảm bảo an ninh năng lượngtrong tương lai.
Hiện nay, tại Việt Nam, theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 thì “phát triển nhiên liệu khí hydro” là một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược. Ngày 07/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có đề cập đến việc thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydrogen phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Cùng với đó, công nghệ năng lượng hydrogen thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở để các dự án, doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này được hưởng chính sách ưu đãi theo pháp luật về công nghệ cao. Ngày 21/02/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 366/QĐ-BCT về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch sẽ xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương; là cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương rà soát, xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch, chương trình hành động nhằm thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; là cơ sở để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bước tiến chiến lược của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng
Tại Việt Nam, theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 thì “phát triển nhiên liệu khí hydro” là một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược. Ngày 07/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có đề cập đến việc thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydrogen phù hợp với xu thế chung của thế giới.
“Phát triển nhiên liệu khí hydro” là một trong những giải pháp, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. - Ảnh: CT. |
Cùng với đó, công nghệ năng lượng hydrogen thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở để các dự án, doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này được hưởng chính sách ưu đãi theo pháp luật về công nghệ cao. Ngày 21/02/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 366/QĐ-BCT về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch sẽ xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương; là cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương rà soát, xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch, chương trình hành động nhằm thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; là cơ sở để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chiến lược năng lượng hydrogen, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Các nước ngày càng quan tâm và triển khai nhanh, quyết liệt các chiến lược phát triển ngành hydrogen sạch.
Các dự án sản xuất hydrogen sạch quy mô lớn đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành từ năm 2026-2030, chi phí sản xuất hydrogen xanh dự báo sẽ giảm nhanh chóng xuống còn 2-3 USD/kg vào năm 2030. Điều này cho thấy thế giới đã có dự đoán lạc quan về ngành hydrogen, sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành từ năm 2030 khi các vấn đề về công nghệ, chi phí, hạ tầng được giải quyết.
Tại một số nhà máy ở Việt Nam, hydrogen được sản xuất và tiêu thụ tại chỗ trong các nhà máy lọc hóa dầu và đạm. Một lượng nhỏ hydrogen được sử dụng trong sản xuất thép, kính nổi, điện tử, thực phẩm. Hydrogen được sản xuất từ nguồn khí thiên nhiên, than đá được coi là hydrogen xám, hydrogen nâu.
Việt Nam có lợi thế trong phát triển hydrogen từ năng lượng tái tạo
TS. Võ Thành Phong và TS. Ngô Đình Sáng cho rằng, nghiên cứu về vật liệu xúc tác cho pin nhiên liệu tại Việt Nam, các nghiên cứu về chất xúc tác vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn sử dụng bạch kim (Pt) như là vật liệu lý tưởng nhất. Lĩnh vực tích trữ năng lượng hydro, công nghệ chế tạo trạm tích hợp chuyển đổi năng lượng mặt trời/gió thành năng lượng hydro và cung cấp điện năng: Những nghiên cứu, luận cứ khoa học trong nước còn hạn chế và chưa có nhiều kết quả một cách hệ thống.
Nói chung, các nghiên cứu về hydrogen và pin nhiên liệu từ hydrogen của Việt Nam hiện nay đang tập trung chủ yếu về nghiên cứu cơ bản, xúc tác, chưa có quan tâm nhiều đến phát triển công nghệ - một khâu rất quan trọng trong việc áp dụng pin nhiên liệu vào cuộc sống thực tế.
TS. Võ Thành Phong và TS. Ngô Đình Sáng, cho rằng, Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất hydro “xanh” từ nguồn năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi. Cụ thể, hydro được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước biển sử dụng nguồn điện gió ngoài khơi và được vận chuyển về bờ bằng hệ thống đường ống dẫn khí tự nhiên sẵn có. Điều này sẽ có lợi thế khi tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành dầu khí; không phải đầu tư hệ thống truyền tải điện trên biển, giảm chi phí đầu tư; tránh được nguy cơ quá tải của hệ thống truyền tải. |