Thứ bảy 10/05/2025 03:42

Dầu mè Đất Quế thành công nhờ bắt kịp xu thế thương mại điện tử

Với việc bắt kịp xu hướng thương mại điện tử, dầu mè Đất Quế đã giúp Hợp tác xã nông nghiệp Quế Châu ngày càng mở rộng và phát triển.

Chất lượng tạo nên thương hiệu

Dầu mè Đất Quế là một sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Quế Châu (xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Trong nhiều năm qua, hợp tác xã đã bao tiêu toàn bộ sản lượng mè của nông dân trong xã cũng như ở các địa phương lân cận, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất. Hợp tác xã cũng chế biến ra sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng với chất lượng đảm bảo và giá trị kinh tế khả quan.

Theo đánh giá, dầu mè Đất Quế là sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố về quy trình sản xuất, hương vị, màu sắc và dinh dưỡng.

Trước hết, quy trình sản xuất dầu mè Đất Quế bắt đầu từ việc tuyển chọn nguyên liệu chất lượng cao. Hạt mè đen được lựa chọn kỹ càng từ những trang trại nông nghiệp đạt chuẩn, đảm bảo không có tạp chất hay hóa chất độc hại. Cụ thể, Dầu mè Đất Quế là sản phẩm được làm từ 100% hạt mè đen nguyên chất, được trồng tại vùng đất Quế Sơn trứ danh với hương thơm quế nồng nàn.

Tiếp đến, sau khi thu hoạch, các hạt mè được phơi khô và sàng lọc kỹ lưỡng để loại bỏ những tạp chất không mong muốn. Sau đó, quá trình ép dầu sử dụng công nghệ ép lạnh hiện đại giúp bảo toàn hương vị đặc trưng và dưỡng chất tự nhiên của hạt mè một cách tối ưu. Dầu mè sau khi ép xong được lọc qua nhiều lớp để đảm bảo độ tinh khiết và loại bỏ hết các tạp chất, từ đó đảm bảo sản phẩm sạch và an toàn. Cuối cùng, dầu mè Đất Quế được đóng gói trong chai thủy tinh sang trọng, giúp bảo quản tốt nhất và duy trì độ tươi mới của sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng.

Sản phẩm dầu mè Đất Quế. (Ảnh: HTX Quế Châu)

Được biết, quy trình sản xuất dầu mè Đất Quế chỉ được thực hiện 7 tháng trong năm. Mỗi ngày cần có 200kg mè hạt khô mới đáp ứng nhu cầu sản xuất (6 tấn/ tháng). Với quy trình sản xuất chuẩn mực này, Hợp tác xã nông nghiệp Quế Châu đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng cao với hương vị đặc trưng và các dưỡng chất quý giá từ thiên nhiên.

Về hương vị, dầu mè Đất Quế mang trong mình hương vị thơm ngon đặc trưng của mè đen phối hợp cùng hương quế nhẹ nhàng, tạo nên sự độc đáo và tinh tế cho mọi món ăn. Bên ngoài sản phẩm có màu sắc vàng óng, đẹp mắt làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các bữa ăn gia đình.

Ngoài ra, dầu mè Đất Quế còn chứa nhiều dinh dưỡng. Chính vì vậy, các bà nội trợ có thể sử dụng sản phẩm cho việc chế biến món ăn như xào, kho, nấu canh, salad, làm nước chấm... Không chỉ vậy, không ít người tiêu dùng còn dùng dầu mè Đất Quế để dưỡng tóc và làm đẹp da.

Thành công nhờ bắt kịp xu thế thương mại điện tử

Dầu mè Đất Quế đã được công nhận và đánh giá cao với nhiều giải thưởng uy tín như: Huy chương vàng Hội chợ nông nghiệp Việt Nam 2020, giải thưởng “Sản phẩm chất lượng cao Quảng Nam” 2021, Top 100 sản phẩm tiêu biểu tỉnh Quảng Nam năm 2022…

Đáng chú ý, trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ, bên cạnh kênh bán hàng trực tiếp, tham gia các hoạt động hội chợ, hội thảo, sự kiện thương mại… Hợp tác xã nông nghiệp Quế Châu còn phát triển thêm kênh bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho hay thương mại điện tử xuyên biên giới là xu hướng tất yếu khi quy mô toàn thế giới năm 2030 là 8.000 tỷ USD. Việt Nam có quy mô tăng trưởng thương mại điện tử nằm trong top đầu thế giới và Đông Nam Á với 20,5 tỷ USD vào năm 2023. Quy mô kinh tế số đạt 30 tỷ USD, đứng thứ 3 Đông Nam Á và năm 2025 dự kiến đạt 45 tỷ USD.

Trước đó, vào năm 2022, dầu mè Đất Quế đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Nam năm 2021. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng giúp nâng tầm giá trị của dầu mè Đất Quế. Đồng thời, chứng nhận này góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của dầu mè Đất Quế trên sàn thương điện tử lẫn thị trường quốc tế.

Mặt khác, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Các chính sách này bao gồm hỗ trợ đào tạo và tập huấn về thương mại điện tử, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển, cũng như hỗ trợ tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại điện tử.

Riêng tại Quế Sơn, thực hiện chương trình OCOP, giai đoạn 2018 - 2024 huyện đã hỗ trợ hơn 4.2 tỷ đồng cho các chủ thể đầu tư nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, thiết lập bao bì mẫu mã, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm…

Hiện nay, một trong những kênh bán hàng online được Hợp tác xã nông nghiệp Quế Châu lựa chọn là Sàn Việt (Sanviet.vn). Trước đấy, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng Sàn Thương mại điện tử Quảng Nam (www.quangnam.sanviet.vn) với hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng trăm sản phẩm đã được lựa chọn và đưa lên sàn. Sàn thương mại điện tử Quảng Nam được tích hợp vào Sàn thương mại điện tử hợp nhất (Sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng và quản lý vận hành.

Không chỉ có trên các kênh bán hàng trực tiếp, dầu mè Đất Quế còn có mặt trên các sàn thương mại điện tử, trong đó có Sàn Việt. (Ảnh chụp màn hình)

Sàn thương mại điện tử Quảng Nam được nhận định là kênh mua sắm trực tuyến uy tín và chất lượng, giúp Hợp tác xã nông nghiệp Quế Châu mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng nhanh chóng. Đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích thiết thực.

Về chức năng, sàn thương mại điện tử Quảng Nam được xây dựng nhằm mục đích kết nối người mua và người bán trong tỉnh, tạo dựng môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Đây là một trong những kênh bán hàng quan trọng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Sàn thương mại điện tử Quảng Nam tập trung vào việc giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm nổi tiếng và chất lượng của địa phương. Giá cả cạnh tranh là một lợi thế khác của sàn, khi người mua có thể so sánh giá của cùng một sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.

Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, sàn hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam, tạo ra một nền tảng thương mại điện tử vững mạnh và bền vững.

Phương Hà
Bài viết cùng chủ đề: Sàn Việt

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025