Thứ sáu 08/11/2024 01:41

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận công nghệ hàng đầu ngành dệt may

Hai hội chợ hàng đầu thế giới chuyên ngành dệt may quốc tế Techtextil 2024 và Texprocess 2024 sẽ được diễn ra tại Frankfurt (Đức) từ ngày 23 – 26/04/2024.

Techtextil 2024 là Hội chợ thương mại cho vải kỹ thuật và sản phẩm không dệt; Texprocess 2024 là Hội chợ cho gia công dệt may và vật liệu linh hoạt. Đây là hai hội chợ thương mại hàng đầu thế giới dành cho chuyên ngành dệt may quốc tế.

Hai hội chợ sẽ có nhiều giải pháp cho ngành dệt may và kết nối mạng lưới dệt may - Ảnh: Messe Frankfurt

Với phương châm sẵn sàng hướng đến tương lai, Techtextil và Texprocess có triển vọng tối ưu nhu cầu cao, tính quốc tế cùng sự đổi mới vượt trội. Hai hội chợ này là điểm nóng về cải tiến, giải pháp cho ngành dệt may và kết nối mạng lưới dệt may.

Đến nay, có hơn 1.600 nhà triển lãm đến từ 50 quốc gia đăng ký tham gia Techtextil và Texprocess. Qua đó, khẳng định tính kết nối của hội chợ thương mại đối với ngành dệt may và sẽ phản ánh sự đổi mới đầy ngoạn mục cho sự phát triển tân tiến nhất trong ngành.

Theo ghi nhận từ Ban tổ chức, đã có hơn 40 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham gia triển lãm, trong đó có một số doanh nghiệp đăng ký gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại hội chợ hàng đầu thế giới chuyên ngành dệt may quốc tế này.

Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tham quan, gặp gỡ trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác; đồng thời, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận những công nghệ mới, hàng đầu ngành dệt may, trong bối cảnh các sản phẩm dệt may đang có xu hướng phải đáp ứng các tiêu chí bền vững.

Ông Olaf Schmidt – Phó Chủ tịch Dệt may & Công nghệ dệt may, Messe Frankfurt cho biết, hội chợ sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm về dệt và vật liệu phủ cho trang trí nội thất, các sản phẩm dệt gia dụng và các lĩnh vực dịch vụ đa dạng cho dệt nội thất như: Vải nội thất, rèm cửa, giấy dán tường, ga trải giường, chăn ga gối đệm, in kỹ thuật số, thiết kế, công nghệ.

Kỳ hội chợ 2024 sẽ bổ sung thêm một số lĩnh vực đặc biệt mới - Ảnh: Messe Frankfurt

Ngoài các định dạng quen thuộc của những năm trước, kỳ hội chợ 2024 sẽ bổ sung thêm một số lĩnh vực đặc biệt mới như: Khu vực The Nature Performance, Future Materials tại Techtextil, cũng như Denim Hub và Emerging Markets tại Texprocess.

Các giải pháp dệt may được giới thiệu tại hội chợ Techtextil không bị trùng lặp tại bất cứ triển lãm nào trên toàn thế giới. Khách tham quan sẽ được khám phá một loạt sản phẩm đặc biệt trong 12 lĩnh vực ứng dụng, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau – từ ô tô đến thời trang, từ y học đến xây dựng. Những phát triển mới nhất về sợi và xơ sợi, sản phẩm không dệt, vật liệu tổng hợp, dệt tráng phủ, công nghệ… sẽ được các công ty lâu năm cũng như các nhà triển lãm mới tại Techtextil giới thiệu.

Các khu trưng bày tại triển lãm sẽ quy tụ nhiều doanh lớn trong lĩnh vực này như: Carrington Textiles (Anh), Concordia Textiles (Bỉ), Datacolor (Bỉ), Everest Textile (Đài Loan), Franz Miederhoff (Đức), Groz-Beckert (Đức), Kuraray (Nhật Bản), Kusumgar Corporates (Ấn Độ), Outlast Technologies (Đức), Sandler (Đức), Tanatex Chemicals (Hà Lan) và Textilcolor (Thụy Sĩ)…

Trong khi đó, Texprocess là nền tảng quốc tế dành cho các nhà triển lãm máy móc, thiết bị, quy trình và dịch vụ mới nhất dành cho sản xuất hàng may mặc cũng như hàng dệt và vật liệu dẻo. Các sản phẩm được trưng bày trải rộng từ công nghệ và vật liệu may, công nghệ thêu, dây buộc, CAD/CAM và cắt cho đến công nghệ tái chế.

Trong khuổn khổ hội chợ sẽ có chương trình tọa đàm về “Enology” mang tính bền vững, là động lực của đổi mới, bối cảnh hoàn hảo để tìm ra các giải pháp bền vững nhằm trao đổi ý tưởng và thông tin. Tính bền vững và hiệu quả kinh tế đi đôi với nhau, theo đó, mục tiêu này đang được thúc đẩy bởi các hội chợ thương mại toàn cầu của Messe Frankfurt – Texpertise Network – với việc định hướng lại các định dạng bền vững.

“Hội chợ lần này sẽ là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước cơ hội phục hồi vào năm 2024. Ngoài ra, các lĩnh vực trong ngành dệt may đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, các kỳ hội chợ và triển lãm đang nỗ lực bắt kịp thời đại, liên tục đổi mới để doanh nghiệp và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới có thể tìm kiếm các giải pháp mới cũng như đối tác kinh doanh mới", ông Olaf Schmidt cho hay.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Hơn 8.400 khách tham quan chuyên ngành quy tụ tại triển lãm Fi VietNam 2024

Khách hàng quốc tế quan tâm đến nông sản Việt tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực lớn thúc đẩy kinh tế

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh