Thứ sáu 16/05/2025 02:19

Chỉ dẫn địa lý: "Giấy thông hành" hữu hiệu

Xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được cơ quan chức năng bảo hộ. Do đó, để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc xây dựng, đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho sản phẩm hết sức quan trọng.

Lợi ích kép

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại Liên minh châu Âu (EU), CDĐL đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp tăng giá trị nông sản

Theo Bộ Công Thương, kể từ khi được EU chấp nhận bảo hộ, sản phẩm nước mắm bán ra tại thị trường này đạt gần 500.000 lít. Không chỉ tăng số lượng, giá bán của sản phẩm cũng tăng từ 30 - 50% tùy từng loại sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp (DN) Việt có cơ hội tăng xuất khẩu (XK) sang các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Canada.

Dự báo, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, EU sẽ đồng ý bảo hộ 39 CDĐL của Việt Nam. Theo đó, ngoài nước mắm Phú Quốc, nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như cà phê, chè… sẽ có thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu.

Theo nhiều chuyên gia, CDĐL không chỉ như "giấy thông hành" hữu hiệu để sản phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường khó tính mà còn là công cụ bảo vệ nhà sản xuất, người tiêu dùng, thị trường, hạn chế tình trạng nhái thương hiệu. Bên cạnh đó, xây dựng CDĐL giúp phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh XK…

Xây dựng cơ sở dữ liệu

Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch "Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình xây dựng và quản lý CDĐL để xây dựng giải pháp phát huy, nâng cao giá trị của các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước".

Theo đó, kế hoạch được thực hiện từ tháng 3 - 12/2018 với các hoạt động: Điều tra, đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến có CDĐL; thu thập thông tin phục vụ đánh giá nhu cầu, mức độ hiểu biết của các DN, hợp tác xã sản xuất sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế...; đánh giá tác động của công tác xây dựng và quản lý CDĐL đối với hoạt động sản xuất, XK sản phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý CDĐL của nông sản, thực phẩm chế biến....

Hiện, việc điều tra, khảo sát đang được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương tiến hành thực hiện. Kết quả của đợt điều tra, khảo sát này sẽ là căn cứ quan trọng để đưa ra các đánh giá về tình hình cải thiện, phát triển sản xuất, XK, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm chế biến và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước khi sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ CDĐL. Đồng thời, đưa ra đề xuất, giải pháp, kiến nghị về xây dựng và quản lý CDĐL nhằm phát huy, nâng cao giá trị của nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống...

Việt Nam là một trong những nước thuộc top đầu thế giới về XK nông sản. Tuy nhiên, mới có gần 60 CDĐL được đăng ký bảo hộ trong nước, 4 CDĐL được đăng ký tại nước ngoài và 140 nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD