Thứ sáu 16/05/2025 03:37

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo về phát triển nông nghiệp hữu cơ do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội.

Dư địa cho thị trường còn rất lớn

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. Diện tích canh tác hữu cơ tăng lên, ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác xã quan tâm đầu tư và người tiêu dùng bắt đầu tin tưởng vào các sản phẩm sạch bền vững.

Hội thảo về phát triển nông nghiệp hữu cơ do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 15/5, tại Hà Nội.

Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, chuỗi giá trị liên kết còn thiếu, khâu kiểm soát chứng nhận chất lượng chưa thực sự đồng bộ. Do đó, việc tạo không gian đối thoại giữa các bên liên quan; chia sẻ các chính sách, quy trình, mô hình thực hiện của Đan Mạch trong sản xuất và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; lắng nghe những câu chuyện thực tế từ các trang trại tiên phong trong nước; cùng nhau thảo luận các sáng kiến và giải pháp thiết thực để mở độ quy mô và nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam là rất quan trọng.

Ông Trương Xuân Sinh - Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và dịch vụ chất lượng (RETAQ) thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - cho biết, theo số liệu cập nhật mới nhất, hiện, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ khoảng 174.579,6 ha, chiếm 1,41% so với diện tích sản xuất nông nghiệp; giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Khẳng định Việt Nam có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ do có điều kiện tự nhiên thuận lợi; nhiều sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, chè, trái cây nhiệt đới, thủy sản…; nguồn lao động dồi dào; Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp mở rộng thị trường nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn từ thị trường, chính sách, chi phí sản xuất cao, dẫn đến giá sản phẩm cao, sản xuất manh mún, kỹ thuật công nghệ và trình độ lao động còn thấp.

“Chính phủ đã ban hành các nghị định về nông nghiệp hữu cơ. Các tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành đề án hoặc kế hoạch và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của địa phương. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam còn khiêm tốn”, ông Trương Xuân Sinh nói.

Cần có quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Khẳng định tiềm năng cho phát triển nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn, tuy nhiên, để đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này, ông Trương Xuân Sinh cho rằng, cần có quy hoạch vùng sản xuất.

Mô hình trồng nấm hữu cơ tại Công ty Cổ phần Nấm Tốt Nameco (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Ảnh: N. H

Theo ông Trương Xuân Sinh, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu; gắn với chuyển đổi xanh và sản xuất thực phẩm bền vững; gắn với phát thải ròng bằng 0; gắn với du lịch sinh thái… sẽ giúp nông nghiệp hữu cơ ổn định lâu dài và giảm thiểu chi phí.

Bên cạnh đó, cần số hóa hồ sơ sản xuất, kinh doanh và truy xuất nguồn gốc. Nâng cao kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng. Tối ưu hóa, giảm chi phí chứng nhận hữu cơ bằng cách đánh giá duy trì chứng nhận thay cho chứng nhận lại cùng với việc tăng cường giám sát từ cộng đồng. Xây dựng cộng đồng sản xuất, tiêu thụ, kênh phân phối.

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Đan Mạch cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và cách làm từ quốc gia mình. Đan Mạch là quốc gia đi đầu trong xu hướng nông nghiệp hữu cơ và phát triển bền vững. Khoảng 12% diện tích đất nông nghiệp được canh tác theo phương pháp hữu cơ. Người tiêu dùng Đan Mạch đặc biệt ưa chuộng thực phẩm hữu cơ.

Từ năm 1987, Đan Mạch đã có luật hữu cơ và cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới có luật riêng cho sản xuất hữu cơ. Các tiêu chí về hữu cơ được áp dụng xuyên suốt chuỗi giá trị từ nông trại đến bàn ăn. Chỉ khi đáp ứng được hết các tiêu chí, người sản xuất mới được cấp nhãn dán chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Việc cấp nhãn hữu cơ cũng được kiểm soát chặt chẽ ở từng địa phương. Theo đó, các nhà sản xuất thực phẩm sẽ được cơ quan chức năng tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất ở toàn bộ chuỗi cung ứng, để đảm bảo chắc chắn thực phẩm tới tay người tiêu dùng là an toàn.

Năm 2009, Đan Mạch còn tiếp tục cải tiến quy định. Ngoài việc gắn nhãn sản phẩm tại các siêu thị, còn tạo ra một nhãn dành cho nhà bếp công cộng. Điều này giúp người tiêu dùng biết được liệu thực phẩm tại nhà hàng, trường học có phải là hữu cơ hay không...

Sự hợp tác chặt chẽ trong toàn bộ chuỗi giá trị và các bên liên quan đã đưa Đan Mạch trở thành quốc gia không chỉ thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước mà còn cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn thế giới những thực phẩm được sản xuất theo cách hữu cơ.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhận định, hiện nay, quan điểm của người tiêu dùng đã khác. Họ ăn ngon thôi chưa đủ, cần ăn sạch, lành mạnh. Điều này tác động lớn tới các phương thức canh tác hiện nay, đòi hỏi người nông dân, nhà sản xuất phải cùng nhau gắn kết để tạo nên sự thay đổi cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Theo các chuyên gia, "chìa khóa" của nông nghiệp hữu cơ chính là thiết lập tiêu chí rõ ràng, có cơ chế và quy trình giám sát minh bạch, nâng cao nhận thức của nông dân và người tiêu dùng.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu nông lâm thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao