Thứ hai 21/04/2025 10:37

Ngân hàng có thể thuê ngoài hoạt động giao dịch trái phiếu

Các ngân hàng đang nghĩ đến việc thuê nhà tạo lập thị trường điện tử thực hiện những mảng có lợi nhuận thấp nhất như giao dịch trái phiếu chính phủ.

Các nhà tạo lập thị trường điện tử như Citadel Securities và Jane Street Group đang mở rộng thị phần của họ trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng đầu tư đối thủ. Nhưng để thực sự vượt lên, họ cần một trợ lực, sẽ rất ngạc nhiên khi có thể chính những ngân hàng này giúp họ thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần.

Ngân hàng HSBC đang cân nhắc thuê công ty tạo lập thị trường phi ngân hàng thực hiện một số hoạt động giao dịch trái phiếu. Ảnh minh họa

Ngân hàng HSBC Holdings đã thảo luận về việc thuê một nhà tạo lập thị trường phi ngân hàng thực hiện một số hoạt động giao dịch trái phiếu cho họ. Nếu một thỏa thuận như vậy được thực hiện thì đây sẽ là thắng lợi lớn không chỉ cho công ty giành được hợp đồng mà còn cho ý tưởng thuê ngoài, vốn đang thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo ngân hàng châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để chứng minh mô hình này có thể hoạt động hiệu quả hay không và cũng không thể loại trừ khả năng là rủi ro có thể sẽ lớn hơn những gì ngân hàng nhận được.

Lợi thế của công nghệ giao dịch

Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ ngày càng được thực hiện bằng phương thức điện tử, với biên lợi nhuận nhỏ hơn, khiến việc xử lý khối lượng giao dịch lớn hơn bằng công nghệ tiên tiến trở thành con đường chắc chắn để kiếm lợi nhuận.

Các ngân hàng có bộ phận thị trường tài chính lớn nhất, như Goldman Sachs và JPMorgan Chase & Co, đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ mỗi năm. Các ngân hàng kém lợi nhuận hơn, đặc biệt là ở châu Âu, gặp khó khăn trong việc theo kịp xu hướng này. Đây chính là khoảng trống dư địa mà các nhà tạo lập thị trường điện tử như Citadel Securities của tỷ phú Ken Griffin đang tìm cách lấp đầy sau khi công bố kế hoạch cung cấp dịch vụ giao dịch cho các ngân hàng vào năm ngoái.

HSBC không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều ngân hàng đang xem xét khả năng thuê ngoài dịch vụ giao dịch, theo ông Christian Schmid, đối tác cấp cao tại Boston Consulting Group. “Về lý thuyết, điều này sẽ phù hợp nhất với các ngân hàng nhỏ, nhưng thực tế, một số ngân hàng lớn nhất lại thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ hơn tới việc này”, ông Christian Schmid nhận định.

Giao dịch trái phiếu phù hợp hơn để thuê ngoài

Giao dịch trái phiếu phù hợp hơn với mô hình thuê ngoài vì phần lớn hoạt động này ở châu Âu đã được số hóa và diễn ra ngoài sàn giao dịch, đòi hỏi các ngân hàng phải duy trì hệ thống công nghệ tiên tiến.

Ngược lại, giao dịch cổ phiếu châu Âu không phải là một phần của xu hướng này vì phần lớn diễn ra trên sàn giao dịch hoặc trong các nền tảng nội bộ của ngân hàng. Ngoài ra, các nhà tạo lập thị trường điện tử bị cấm trả phí cho dòng lệnh, vốn là yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ tại Mỹ.

Loại bỏ các mảng kém lợi nhuận

Dưới sự lãnh đạo của tân CEO Georges Elhedery, HSBC đang tìm cách cắt giảm chi phí và rút khỏi những lĩnh vực mà họ không có lợi thế cạnh tranh hoặc lợi nhuận quá thấp. HSBC tập trung nhiều vào khách hàng doanh nghiệp hơn là các tổ chức tài chính. Vì vậy, việc ông Georges Elhedery cân nhắc giảm đầu tư vào giao dịch điện tử là điều hợp lý.

Tuy nhiên, ngay cả khi giảm nhu cầu đầu tư, Ngân hàng HSBC có thể không tiết kiệm được nhiều chi phí vận hành. Các ngân hàng chủ yếu muốn thuê ngoài các giao dịch có biên lợi nhuận thấp nhất, như giao dịch trái phiếu chính phủ, trong khi vẫn giữ lại các mảng giao dịch có lợi nhuận cao hơn, như trái phiếu doanh nghiệp kém thanh khoản. Tuy nhiên, cả hai hoạt động này đều sử dụng chung hệ thống công nghệ và đội ngũ hành chính.

Các ngân hàng đang nghĩ đến việc thuê ngoài những mảng có lợi nhuận thấp nhất, như trái phiếu chính phủ, nhưng họ chưa tính toán kỹ lưỡng xem có thể thực sự cắt giảm được bao nhiêu chi phí trong hệ thống giao dịch còn lại”, ông Christian Schmid, đối tác cấp cao tại Boston Consulting Group cho biết. “Nếu thực hiện từng phần, họ có thể sẽ bị mắc kẹt với chi phí IT và vận hành không thể loại bỏ”.

Ngoài ra, nếu các ngân hàng có khách hàng là các quỹ đầu tư lớn, họ có thể gặp một vấn đề khác: Tại sao các quỹ này lại phải giao dịch qua ngân hàng khi bản thân ngân hàng cũng đang muốn thuê một nhà tạo lập thị trường điện tử làm việc đó? HSBC và các ngân hàng tập trung vào khách hàng doanh nghiệp có thể ít lo ngại về điều này, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

Cuộc cạnh tranh giữa ngân hàng và công ty tạo lập thị trường

Các công ty tạo lập thị trường phi ngân hàng vẫn đang phát triển mạnh. Theo Bloomberg, doanh thu từ giao dịch của Citadel Securities năm ngoái đã vượt qua Ngân hàng Barclays (Anh) và Deutsche Bank (Đức). Tuy nhiên, các ngân hàng đầu tư lớn nhất đang chống lại sự cạnh tranh bằng cách cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn và mở rộng các giao dịch phức tạp, có biên lợi nhuận cao hơn.

Những thỏa thuận thuê ngoài quy mô lớn như HSBC đang cân nhắc có thể là bước ngoặt cho các công ty công nghệ tài chính. Nhưng từ ý tưởng đến thực tế là cả một quá trình đầy thách thức.

Giao dịch trái phiếu phù hợp hơn với mô hình thuê ngoài vì phần lớn hoạt động này ở châu Âu đã được số hóa và diễn ra ngoài sàn giao dịch, đòi hỏi các ngân hàng phải duy trì hệ thống công nghệ tiên tiến.

Minh Hiền
Theo AFR
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Bất động sản công nghiệp: Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp

Ngân hàng ‘chạy đà’ 2025: Những tiếng nói từ mùa đại hội cổ đông

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng