Bảo vệ môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế số, kinh nghiệm từ Canada

Việc Canada điều tra Amazon với hành vi lợi dụng vị thế độc quyền là bài học lớn đối với Việt Nam về bảo vệ môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế số.
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số Lập 'trật tự' kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử Người nổi tiếng và sức hút trên thương mại điện tử

Cuộc điều tra lịch sử

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, Canada vừa hoàn thành cuộc điều tra lịch sử đối với Amazon - Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới với các hành vi bị nghi ngờ là lợi dụng vị thế độc quyền để bóp nghẹt sự cạnh tranh, gây thiệt hại cho các nhà bán hàng và người tiêu dùng.

Theo đó, vào tháng 8/2023, Cục Cạnh tranh Canada công bố kết quả điều tra kéo dài từ năm 2021 nhằm vào Amazon. Đây là một trong những cuộc điều tra quan trọng nhất của Canada trong lĩnh vực thương mại số, có tác động sâu rộng đến bối cảnh kinh tế toàn cầu.

“Cuộc điều tra nhắm vào các hành vi bị nghi ngờ là lợi dụng vị thế độc quyền của Amazon để bóp nghẹt sự cạnh tranh, gây thiệt hại cho các nhà bán hàng và người tiêu dùng” - Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho hay.

Những phát hiện của Cục Cạnh tranh Canada với các hành vi của Amzon gồm việc ép buộc sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA). Theo đó, Amazon yêu cầu các nhà bán hàng bên thứ ba phải sử dụng dịch vụ này để được hưởng lợi thế hiển thị sản phẩm và tham gia chương trình “Prime”. Điều này khiến các nhà bán hàng nhỏ chịu chi phí cao, giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm do chính Amazon cung cấp.

Bên cạnh đó, Amazon đưa ra điều khoản hạn chế giá. Cụ thể, trang thương mại điện tử đã áp đặt điều khoản ngăn cản nhà bán hàng giảm giá trên các nền tảng khác. Điều này làm tăng giá bán lẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

“Amazon còn ưu tiên sản phẩm nhãn hiệu riêng. Theo đó, với thuật toán hiển thị, sản phẩm của Amazon được điều chỉnh để ưu tiên sản phẩm mang thương hiệu riêng, gây bất lợi cho các đối thủ” - Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thông tin.

Bảo vệ môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế số, kinh nghiệm từ Canada
Canada điều tra Amazon về các hành vi lợi dụng vị thế độc quyền để bóp nghẹt sự cạnh tranh, gây thiệt hại cho các nhà bán hàng và người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Theo Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh Việt Nam, các hành vi nêu trên của Amazon dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong nhiều khía cạnh như: Làm suy yếu các nhà bán hàng nhỏ, bởi các doanh nghiệp nhỏ không thể cạnh tranh công bằng và buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống của Amazon. Điều này làm giảm sự đa dạng và sáng tạo trên thị trường.

Cùng đó, điều khoản hạn chế giá của Amazon làm giảm tính cạnh tranh về giá trên các nền tảng khác, khiến người tiêu dùng phải chịu mức giá cao hơn. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị đẩy ra khỏi thị trường vì không thể đáp ứng các yêu cầu chi phí cao và sự chèn ép từ Amazon.

Với các hành vi vi phạm đó, Cục Cạnh tranh Canada đã đưa ra một loạt các biện pháp để đối phó. Theo đó, Amazon bị phạt 120 triệu CAD (tương đương 90 triệu USD) vì vi phạm Luật Cạnh tranh. “Đây là một trong những mức phạt cao nhất từng được áp dụng đối với một tập đoàn công nghệ tại Canada” - Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh Việt Nam cho hay.

Ngoài ra, Amazon bị buộc phải loại bỏ các điều khoản ngăn cản nhà bán hàng giảm giá trên các nền tảng khác; đồng thời, phải sửa đổi thuật toán để đảm bảo không ưu tiên sản phẩm nhãn hiệu riêng, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho mọi nhà bán hàng. “Sàn thương mại điện tử này phải cung cấp thông tin rõ ràng về cách xếp hạng và hiển thị sản phẩm, nhằm đảm bảo sự công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia” - phán quyết của Cục Cạnh tranh Canada.

Amazon đã phản đối quyết định này và tuyên bố cân nhắc kháng cáo. Tuy nhiên, động thái của Cục Cạnh tranh nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức đại diện doanh nghiệp nhỏ và các hiệp hội thương mại điện tử. Ông James Robertson, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Canada, nhận định: “Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ khỏi sự thao túng của các tập đoàn công nghệ lớn. Quyết định này không chỉ bảo vệ các nhà bán hàng mà còn góp phần cải thiện toàn diện môi trường kinh doanh số. Phán quyết này cũng được coi là thông điệp mạnh mẽ gửi đến các tập đoàn công nghệ rằng không ai đứng trên luật pháp, bất kể quy mô hay sức ảnh hưởng của họ”.

Bài học cho Việt Nam

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, từ vụ điều tra Amazon tại Canada, có nhiều bài học thiết thực cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ.

Thứ nhất, là cần hoàn thiện khung pháp lý. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cho rằng, Việt Nam cần xây dựng và cập nhật các quy định pháp luật để xử lý hiệu quả các hành vi lợi dụng vị thế độc quyền trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Thứ hai, cần tăng cường năng lực thực thi, bởi việc nâng cao năng lực cho các cơ quan chức năng trong giám sát và xử lý hành vi vi phạm cạnh tranh là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, các chính sách hỗ trợ cần được triển khai để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ khỏi sự chèn ép của các tập đoàn công nghệ lớn, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. “Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia như Canada trong việc xử lý các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Hợp tác quốc tế cũng giúp tăng cường khả năng thực thi và xây dựng chính sách phù hợp” - Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho hay.

Có thể nói, cuộc điều tra Amazon tại Canada là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm của các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ môi trường cạnh tranh minh bạch và công bằng. Phán quyết này không chỉ tạo ra tiền lệ quan trọng cho các quốc gia khác mà còn gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng, sự thao túng của các tập đoàn công nghệ lớn sẽ không được dung thứ.

“Đối với Việt Nam, đây là cơ hội để rút kinh nghiệm và tăng cường các biện pháp quản lý, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế số. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển dài hạn cho các doanh nghiệp trong nước” - Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khẳng định.

Bộ Công Thương vừa có tờ trình đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử. Dự thảo luật đã đưa ra thêm biện pháp quản lý, trong đó quy định rõ về các hình thức hoạt động thương mại điện tử, chủ thể tham gia, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; yêu cầu thêm trách nhiệm với chủ sàn thông tin hàng hóa, dịch vụ và phân loại hàng hóa trong nước hay nước ngoài bán trên nền tảng, cung cấp thông tin định kỳ, báo cáo về tình hình kinh doanh trên nền tảng…
Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến “giá trị Việt”. Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024.
Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

Hội thảo Lãnh đạo thương mại điện tử 2025 được tổ chức vào ngày 22/3 tại Hà Nội là thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt.
KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, không chỉ mỗi nhà bán hàng có trách nhiệm về việc khiếu nại của người tiêu dùng, mà các KOL, KOC cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 3.420 sản phẩm của hàng trăm doanh nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử Bình Dương.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Nhiều giải pháp được đưa ra giúp tỉnh Lào Cai thực hiện mục tiêu lọt vào danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sáng 14/3, tại thành phố Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025.
Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Trước quyết định tăng phí bán hàng của các sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Từ 1/4, các sàn thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán và điều chỉnh dịch vụ vận chuyển.
Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Điện Biên: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2025.
TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế

Theo TS. Vũ Văn Tính, với khả năng phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ các giao dịch trực tuyến, sử dụng AI trong quản lý thuế là giải pháp đột phá.
Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Phương án tuyển sinh 2025, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những ngành học hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ.
Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Định danh người bán hàng online: Vì sao không thể không làm?

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng luật chuyên ngành về thương mại điện tử; trong đó có việc định danh người bán hàng online.
Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng lừa đảo trên không gian mạng liên tiếp xuất hiện.
Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất Bộ Tài chính lùi thời điểm áp dụng quy định thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo.
Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Trong 72 website mới được phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.
Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Việc bãi bỏ miễn thuế với hàng thương mại điện tử nhập khẩu dưới 1 triệu đồng sẽ là cơ hội cho hàng nội địa được lựa chọn.
Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế: Giá có tăng?

Hàng thương mại điện tử phải chịu thuế: Giá có tăng?

Từ ngày 18/2/2025, các loại hàng hóa nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử giá trị dưới 1 triệu đồng không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Hàng nhập qua thương mại điện tử cũng có thể miễn thuế

Hàng nhập qua thương mại điện tử cũng có thể miễn thuế

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập qua thương mại điện tử có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống, nhưng giới hạn giá trị mua không quá 96 triệu đồng/năm.
120 website ngừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

120 website ngừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ngừng hoạt động.
Tăng trưởng thương mại điện tử 20-22%: Hoàn toàn khả thi

Tăng trưởng thương mại điện tử 20-22%: Hoàn toàn khả thi

Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 20-22% cho thương mại điện tử trong năm 2025. Bộ Công Thương sẽ làm gì để hoàn thành mục tiêu?
Sàn Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam

Sàn Temu vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về thời điểm sàn thương mại điện tử Temu hoạt động trở lại tại Việt Nam.
Chuyển đổi số ngành Công Thương: Cần nỗ lực nội tại

Chuyển đổi số ngành Công Thương: Cần nỗ lực nội tại

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chính phủ điện tử, chuyển đổi số.
Mobile VerionPhiên bản di động