Thứ sáu 08/11/2024 14:31

"Chặt chém" khách du lịch: Cần xóa tư duy kinh doanh "chộp giật"

Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm, tránh để tư duy kinh doanh “chộp giật” khiến người dân có tâm lý e ngại khi sử dụng dịch vụ và giữ hình ảnh du lịch Việt Nam

Sau thời gian chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch trong nước đã phục hồi với nhiều tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp kinh doanh “chộp giật”, “chặt chém” trong hoạt động du lịch. Điều này không chỉ gây bức xúc cho du khách và ảnh hưởng lớn hình ảnh du lịch Việt Nam.

Có thể kể đến một số trường hợp các cơ quan truyền thông phản ánh như: Tháng 1/2023 vừa qua, một nhà hàng ở Sapa (Lào Cai) bị phạt 7,5 triệu đồng vì tự ý nâng giá so với niêm yết đối với hai du khách người Thái Lan. Sau đó 1 tháng, một tài xế ở Đà Nẵng bị xử phạt 11 triệu đồng, vì thu tiền cao gấp hơn 10 lần cước thông thường. Tháng 4, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) xử phạt một hộ kinh doanh hơn 20 triệu đồng vì “chặt chém” khách Trung Quốc.

Một hộ kinh doanh ở TP. Nha Trang (Khánh Hòa) bị xử phạt hơn 20 triệu đồng vì “chặt chém” khách Trung Quốc

Sau đó không lâu, vào cuối tháng 5/2023, vụ việc suất bún chả giá 35.000 đồng chỉ có 2 miếng chả ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) khiến cộng đồng mạng xôn xao. Hay trước đó, ngày 19/5, trên một diễn đàn lớn về ô tô xe máy, thành viên T.N.Đ cũng chia sẻ bị “chặt chém” khi ăn uống trong nhà ga hành khách một sân bay trong nước.

Thực tế cho thấy, không chỉ tiểu thương mới kinh doanh “chộp giật”, mà ngay cả những doanh nghiệp quy mô lớn vì lợi ích trước mắt cũng “nhắm mắt làm liều”. Thậm chí, đã không ít trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý và công bố rộng rãi, nhưng tình trạng “chặt chém” du khách vẫn diễn ra, đặc biệt là vào những mùa du lịch cao điểm như dịp hè, nghỉ lễ...

Tâm lý chung của những cơ sở kinh doanh dịch vụ ấy nghĩ rằng, việc nâng giá tiền thu của du khách là rất nhỏ, đi ăn chơi chắc khách không tính toán hay khách sử dụng một lần rồi thôi chứ chẳng ai đi báo cơ quan chức năng. Vậy nhưng, họ đã nhầm, bởi du khách đều là những người tiêu dùng thông thái. Và, với thời buổi công nghệ như hiện nay, không ít những du khách đã chia sẻ trên mạng xã hội và thông tin đó đã lan tỏa với mức độ khủng khiếp. Trước sức “nóng” của dư luận và hình ảnh du lịch của các địa phương bị ảnh hưởng, nhiều đơn vị chức năng đã vào cuộc xác minh, xử lý.

Có thể thấy, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” được nhiều địa phương chú trọng. Cùng với đó, không thể phủ nhận việc có nhiều doanh nghiệp lớn, đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín đã xây dựng hình ảnh du lịch địa phương. Thế nhưng, một bộ phận những cơ sở kinh doanh dịch vụ với lối tư duy “ăn xổi”, “chặt chém” du khách, đã làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm nạn "chặt chém" du khách

Theo chuyên gia kinh tế đánh giá, khi dòng khách chưa phục hồi mạnh mẽ đặc biệt sau đại dịch Covid-19, việc cải thiện môi trường và chất lượng dịch vụ là rất cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa với ngành du lịch nói riêng mà cả hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung của nền kinh tế.

Kinh doanh dịch vụ kiểu “ăn xổi” là biểu hiện của cách làm du lịch thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù những vụ việc chỉ xảy ra ở một số địa phương, nhưng nó đã làm xấu hình ảnh du lịch quốc gia và khiến du lịch mãi ì ạch.

Bởi vậy, để ngăn chặn nạn “chặt chém”, chèn ép du khách đòi hỏi cơ quan quản lý xử lý nghiêm bằng pháp luật, với chế tài đủ sức răn đe. Theo đó, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành cần ra các quy chế với những quy định cụ thể về niêm yết, chất lượng dịch vụ, các hành vi bị cấm, các chế tài và quy trình xử lý. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, lập các đường dây nóng, có tổ phản ứng nhanh, túc trực trong những thời điểm du lịch cao điểm để tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời.

Ngoài ra, cần nâng cao ý thức, nhận thức, giáo dục về đạo đức kinh doanh của những cá nhân, tổ chức, đơn vị cung ứng các dịch vụ, đặc biệt tại các điểm du lịch lớn trên cả nước. Đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông để phê phán mạnh mẽ, điều chỉnh những hành vi “chặt chém” du khách và lối tư duy “chộp giật” trong kinh doanh dịch vụ, qua đó làm trong sạch môi trường du lịch.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Văn hóa kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?