'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' - hướng đi mới cho điện ảnh Việt Nam?

Với doanh thu phòng vé đạt kỷ lục, bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" có thể là lời giải cho "bài toán" khó về nội dung trong điện ảnh Việt Nam.
Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ Sau "cơn sốt" Đào, phở và piano: Làm gì để phim đặt hàng đến gần hơn với khán giả? Đến khi nào phim nghệ thuật mới thắng thế phim 'chợ'?

Nghịch lý phim Việt: Doanh thu cao - chất lượng thấp?

Trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam đã xuất hiện một nghịch lý: Doanh thu phim ngày càng lớn, nhưng chất lượng nội dung không được đánh giá cao.

Mỗi năm, có không ít tác phẩm đạt được doanh thu hàng trăm tỷ đồng, nhưng bị chỉ trích vì kịch bản lỏng lẻo, khai thác quá nặng về yếu tố giải trí mà thiếu đi sự đầu tư chiều sâu về câu chuyện, thông điệp và nghệ thuật.

Điều này đặt ra một câu hỏi lớn: liệu điện ảnh Việt Nam có đang đi đúng hướng khi quá tập trung vào thương mại mà bỏ quên giá trị cốt lõi của một bộ phim?

Đạo diễn Lương Đình Dũng từng chia sẻ: Hiện nay, có nhiều nhà làm phim đang chạy theo xu hướng "thương mại hóa", đặt lợi nhuận lên hàng đầu và đánh đổi chất lượng.

Ông cho rằng, nếu một bộ phim chỉ được làm để phục vụ yếu tố giải trí đơn thuần, khán giả có thể dễ dàng bị thu hút trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, điều đó sẽ khiến điện ảnh Việt Nam mất đi bản sắc và khó có thể vươn tầm quốc tế.

Tuy nhiên, đạo diễn cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề không nằm ở việc chọn lựa giữa doanh thu và chất lượng, mà ở chỗ các nhà làm phim cần tìm ra cách dung hòa cả hai yếu tố này, để tạo nên những tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật, vừa hấp dẫn với đại chúng.

Lời giải cho "bài toán khó" này đã đến với sự thành công của "Đào, Phở và Piano" vào năm 2024. Bộ phim không chỉ nhận được lời khen ngợi về nội dung khai thác những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc, mà còn đạt doanh thu ấn tượng dù không có chiến dịch quảng bá rầm rộ.

Những nhân vật chính trong phim Đào, Phở và Piano. Ảnh do đoàn phim cung cấp.
Những nhân vật chính trong phim Đào, Phở và Piano. Ảnh do đoàn phim cung cấp.

Tuy nhiên, "Đào, Phở và Piano" cũng gặp không ít khó khăn do hạn chế về nguồn vốn đầu tư và khả năng trình chiếu rộng rãi, do là phim có nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Thực tế là, những bộ phim được nhà nước "đặt hàng" như "Đào, Phở và Piano" thường bị giới hạn về suất chiếu và ít được hệ thống rạp thương mại ưu tiên khiến nhiều khán giả khó tiếp cận tác phẩm trong giai đoạn cao điểm.

Hướng đi mới cho điện ảnh Việt?

Tiếp nối "Đào, Phở và Piano", bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên tiếp tục chứng minh rằng điện ảnh Việt Nam hoàn toàn có thể làm tốt các bộ phim về thời chiến tranh và khai thác góc nhìn nhân văn, sâu sắc, thay vì chỉ đơn thuần tái hiện lịch sử một cách khô khan.

Dù chưa chính thức ra rạp, "Địa đạo" đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt khi thu về hơn 24 tỷ đồng từ các suất chiếu sớm, trở thành tác phẩm hiếm hoi vừa đạt sự đánh giá chuyên môn cao, vừa thu hút đông đảo khán giả.

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' - hướng đi mới cho điện ảnh Việt Nam?
Một cảnh trong phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối". Ảnh do đoàn phim cung cấp.

Bộ phim cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi là phim chiến tranh đầu tiên tại Việt Nam do tư nhân sản xuất mà không cần sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước, chứng minh rằng dòng phim lịch sử hoàn toàn có thể hấp dẫn và thành công trên thị trường nếu được đầu tư đúng mức và có chiến lược quảng bá hợp lý.

Không chỉ dừng lại ở thành công doanh thu, "Địa đạo" còn tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng yêu điện ảnh và giới trẻ. Phim truyền cảm hứng về tinh thần yêu nước, sự hy sinh và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh, điều mà ít tác phẩm điện ảnh thương mại khác có thể làm được.

Sự "trỗi dậy" của những tác phẩm như "Địa đạo" cũng là tín hiệu tích cực cho điện ảnh Việt Nam. Nó cho thấy rằng, dù thị trường vẫn đang bị thống trị bởi các bộ phim thương mại, nhưng vẫn còn rất nhiều khán giả mong đợi những bộ phim có chiều sâu, có giá trị nghệ thuật và phản ánh được những câu chuyện quan trọng của lịch sử dân tộc.

Chính vì vậy, việc đầu tư vào các bộ phim mang tính lịch sử và tinh thần yêu nước không chỉ là hướng đi đúng đắn, mà cần được khuyến khích, đẩy mạnh phát triển trong tương lai. Điều này đòi hỏi sự chung tay của cả nhà nước, các nhà làm phim tư nhân và các đơn vị phát hành. Qua đó, đảm bảo rằng những tác phẩm chất lượng có thể tiếp cận với những khán giả trẻ.

Quan trọng hơn, thành công của những bộ phim về lòng yêu nước còn là một lời kêu gọi đến thế hệ trẻ - những người sẽ tiếp tục phát triển điện ảnh Việt Nam trong tương lai. Nếu có đủ đam mê, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước, những nhà làm phim trẻ hoàn toàn có thể tiếp tục hành trình của thế hệ đi trước, tạo ra những tác phẩm xứng tầm, góp phần đưa điện ảnh Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" có nội dung xoay quanh tình đồng đội, tình yêu và khát khao tinh thần hy sinh vì Tổ quốc của những người lính tại Củ Chi năm 1967.

Bộ phim được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên ấp ủ kịch bản, sản xuất trong hơn 10 năm và được Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, UBND TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đào, phở và piano

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.

Tin cùng chuyên mục

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục là nền tảng cho phát triển và đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiến lược cho tương lai, điều này thấy rõ qua chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm nay được kỳ vọng mang đến một cách kể chuyện di sản qua sản phẩm, và mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Mobile VerionPhiên bản di động