Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Hơn 100 chiến sỹ Việt Nam sang Myanmar cứu hộ động đất Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ xuyên biên giới

Một trận động đất kinh hoàng đã xảy ra tại Myanmar vào ngày 28/3, với cường độ lên tới 7,7 độ richter khiến hàng nghìn người thiệt mạng, bị thương và mất tích. Cảnh tượng đổ nát lan rộng khắp các vùng tâm chấn với hàng loạt tòa nhà đổ sập, tiếng khóc thương, kêu cứu hòa trong bụi đất và tiếng còi cứu hộ vang vọng.

Trong khung cảnh ấy, Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Với tinh thần “nhân đạo không biên giới”, “nghĩa tình trong hoạn nạn”, một lực lượng cứu hộ đặc biệt đã được cấp tốc cử đến Myanmar, mang theo không chỉ thiết bị cứu nạn hiện đại mà còn là tinh thần sẻ chia không điều kiện của nhân dân Việt Nam.

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'
Lực lượng cứu hộ Việt Nam tiếp cận hiện trường trận động đất tại Myanmar. Ảnh: Lê Hoàng

Chỉ hai ngày sau thảm họa động đất, vào ngày 30/3, đoàn công tác đặc biệt gồm 80 quân nhân thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và 26 cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã có mặt tại vùng bị ảnh hưởng nặng nề của Myanmar.

Đây không chỉ là một đoàn cứu hộ thông thường, mà là sự kết tinh của trí tuệ, kỷ luật, lòng quả cảm và tấm lòng nhân ái của người Việt Nam. Lực lượng tham gia bao gồm cán bộ chỉ huy, quân y, lính cứu sập tinh nhuệ từ Binh chủng Công binh; cán bộ, nhân viên và chó nghiệp vụ tinh luyện từ Bộ đội Biên phòng; các đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cùng các chuyên gia kỹ thuật cao từ Bộ Công an. Tất cả được huy động khẩn trương, phối hợp chặt chẽ, mang theo nhiều tấn hàng hóa viện trợ, thuốc men, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động tìm kiếm người sống sót và hỗ trợ nhân đạo.

Đoàn cứu hộ không chỉ mang đến sự giúp đỡ, mà còn là sự hiện diện đầy bản lĩnh của Việt Nam trong sứ mệnh nhân đạo toàn cầu. Hành động này khẳng định rõ nét chính sách đối ngoại, chủ động, trách nhiệm và tích cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Trước thảm họa, trước lời kêu gọi của người dân Myanmar, Việt Nam không chỉ chia sẻ bằng lời nói, mà bằng hành động cụ thể, thiết thực và đầy tính tổ chức, kỷ luật. Đó là sự sẻ chia vượt qua mọi khác biệt về địa lý, văn hóa, tôn giáo - tạo nên một hình ảnh đẹp của tình đoàn kết quốc tế.

Trong quá trình tham gia cứu hộ tại Myanmar, các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã lao vào tâm điểm đổ nát, đối mặt với nguy hiểm rình rập từ những mảng bê tông nứt vỡ, nền đất chênh vênh và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, họ không đơn độc trong nhiệm vụ, bởi tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” chính là mệnh lệnh từ trái tim. Những đứa trẻ được đưa ra khỏi đống đổ nát, những cụ già nhận lấy viên thuốc, ngụm nước từ tay lực lượng Việt Nam - tất cả là minh chứng sống động cho giá trị cao cả của tinh thần nhân đạo trong thời đại mới.

“Không ai bị bỏ lại phía sau”

Không dừng lại ở tinh thần trách nhiệm, Việt Nam còn cho thấy năng lực tổ chức, điều hành và triển khai nhiệm vụ cứu hộ - cứu nạn đạt chuẩn quốc tế. Bởi đây không phải lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc tế, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Lực lượng cứu hộ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để lại ấn tượng tốt đẹp với nước sở tại và cộng đồng quốc tế.

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'
Lực lượng cứu hộ Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân sau trận động đất. Ảnh: Lê Hoàng

Sự hiện diện của lực lượng cứu trợ Việt Nam tại Myanmar không chỉ để cứu người, mà còn để khẳng định uy tín và năng lực của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng quốc tế. Hình ảnh lực lượng cứu hộ Việt Nam khẩn trương dựng lều trại dã chiến, dùng thiết bị hiện đại dò tìm dấu hiệu sự sống, phối hợp nhịp nhàng với lực lượng cứu hộ quốc tế là lời khẳng định mạnh mẽ: Việt Nam không chỉ sẵn sàng chia sẻ mà còn đủ năng lực góp phần vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình và nhân đạo toàn cầu.

Hành động kịp thời và trách nhiệm cao của Việt Nam cũng là lời kêu gọi cho thế giới về vai trò của đoàn kết, chia sẻ trong những thời khắc khó khăn. Trong một thế giới ngày càng nhiều biến động, việc mở rộng hợp tác, hỗ trợ nhau khi thiên tai, chiến tranh hay dịch bệnh xảy ra là con đường duy nhất để nhân loại tồn tại trong an lành và phát triển bền vững. Chính vì vậy, hành động hỗ trợ nhân đạo của Việt Nam tại Myanmar không đơn thuần là nghĩa cử, mà còn là cam kết trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế - một Việt Nam chủ động, nhân văn, tích cực và sẵn sàng đóng góp.

Từng cái bắt tay giữa lực lượng cứu hộ Việt Nam và lực lượng cứu hộ Myanmar, từng ánh mắt biết ơn, từng giọt nước mắt của người dân được cứu sống chính là sự kết nối vượt qua mọi rào cản.

“Không ai bị bỏ lại phía sau” đó không chỉ là một khẩu hiệu. Đó là lời cam kết, là hành động, là máu và mồ hôi của lực lượng cứu hộ Việt Nam giữa nơi bị ảnh hưởng bởi động đất. Và chính những hành động cụ thể, có trách nhiệm ấy đang từng bước khẳng định: Việt Nam không chỉ hội nhập, mà còn góp phần xây dựng một thế giới an toàn, nhân đạo và đầy tình người.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Hoan, một cựu quân nhân (phường Phương Mai, Hà Nội) cho biết, hình ảnh đoàn cứu hộ Việt Nam lên đường đến với Myanmar khiến ông vô cùng xúc động và tự hào. Hành động này không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho người dân Myanmar vượt qua giai đoạn khó khăn.

Sự hỗ trợ chân thành và kịp thời của Việt Nam sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát, giúp người dân Myanmar sớm ổn định cuộc sống và tái thiết đất nước. Đây cũng là minh chứng cho tình hữu nghị tốt đẹp, sự đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam và Myanmar”, ông Hoan bày tỏ.

Tính đến ngày 5/4, số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar hôm 28/3 đã tăng lên hơn 3.300 người. Truyền thông địa phương ghi nhận 4.850 người bị thương và 220 người mất tích.

Theo Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), khoảng 500 tòa nhà đã sập hoàn toàn và 800 tòa nhà khác hư hại một phần, tạo ra những thách thức lớn cho đội ngũ cứu nạn, chăm sóc y tế.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Động đất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

PGS. TS Nguyễn Thường Lạng: Tác động đến tăng trưởng không quá lớn

Cần chủ động tránh ùn ứ hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump áp dụng mức thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Ngày 4/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Sáng 4/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết.
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 908/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Công Thương.
Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Ngày 3/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định 935/QĐ-BCT ngày 2/4/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Nhằm giúp giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Công Thương đang quyết liệt chỉ đạo di dời một số công trình điện.
3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Tổ quốc bị xúc phạm bởi

Tổ quốc bị xúc phạm bởi 'Sự nghiệp chướng' và cái gọi là âm nhạc!

Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một “sự nghiệp chướng” đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng
Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Ngày 2/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Vượt ngàn cây số, Bộ đội Việt Nam đã mang ngọn lửa nhân ái đến cứu trợ ở Myanmar, viết tiếp bản anh hùng ca về tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế.
Mobile VerionPhiên bản di động