Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.
Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar Từ bản đồ địa chấn mới công bố: Việt Nam có an toàn trước động đất? Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar chiều 28/3 khiến nhiều người dân nước này thương vong, nhiều công trình ở Myanmar và Thái Lan bị hư hại, đổ sập. Trận động đất này cũng đã gây ra sóng động đất và tác động đến một số thành phố ở Việt Nam.

Công trình quan trọng cần khảo sát đặc biệt về động đất
Bản đồ tâm chấn động đất ở Myanmar

Từ những vụ động đất, sóng thần đã từng xảy ra ở Tứ Xuyên (Trung Quốc ) năm 2008, 2022, Nhật Bản năm 2011 và vừa qua là ở Myanmar, để có thêm thông tin về vai trò quan trọng của công tác dự báo, lập bản đồ phân vùng nguy hiểm do động đất, sóng thần đối với các công trình trọng điểm và khu vực kinh tế, đời sống dân sinh, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với GS Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện các khoa học Trái đất.

- Thưa ông, trận động đất tại Myanmar vừa qua đã ảnh hưởng đến một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, vậy các trận động đất này ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

GS Trần Tuấn Anh: Khu vực Myanmar nằm ở ranh giới kiến tạo mảng Ấn Độ, Âu - Á, Sunda, nên có các trận động đất rất mạnh. Trong khoảng 100 năm gần đây, khu vực này đã xảy ra 6 trận động đất lớn hơn 7, cao nhất là trận năm 1912 có độ lớn đến 7,8. Nhìn chung các trận động đất ở xa ảnh hướng yếu đến Việt Nam.

Công trình quan trọng cần khảo sát đặc biệt về động đất
GS Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vừa qua, các nhà cao tầng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bị rung lắc là do ảnh hưởng của các trận động đất. Hiện tượng này vẫn xảy ra trong các năm gần đây khi có các động đất lớn ở Lào, Trung Quốc… Các ảnh hưởng chủ yếu là rung lắc ở các nhà cao tầng ở các thành phố lớn. Các ảnh hưởng trên cũng nhỏ và khó có khả năng gây thiệt hại.

- Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài với nền kinh tế gắn liền với biển, để có thể phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do động đất và sóng thần, ông có khuyến nghị gì?

GS Trần Tuấn Anh: Để phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do động đất, sóng thần, Hiện nay Việt Nam đã có bản đồ đánh giá nguy hiểm về động đất và một số kịch bản về sóng thần. Tuy nhiên các bản đồ này cần thiết cập nhật bổ sung các số liệu những năm gần đây.

Bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất nhằm xác định các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ vào bản đồ này, có thể biết được thời điểm động đất lặp lại trong 1.000 năm, 500 năm và 20 năm. Hay, nói cách khác, các nhà khoa học có thể dự báo được động đất tại Việt Nam.

Để xây dựng các bản đồ này, ngoài số liệu về động đất, các nhà khoa học phải nghiên cứu về đứt gãy, khảo sát địa chấn, địa chất kiến tạo, tính toán lại các thông số và diễn giải dễ hiểu để người dùng sử dụng thuận tiện.

Theo thông lệ các nước trên thế giới, khoảng 5-10 năm số liệu sẽ được cập nhật một lần. Bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất của Việt Nam trong khoảng 10-20 năm gần đây chưa được cập nhật số liệu.

- Từ các vụ động đất, sóng thần ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), Nhật Bản và giờ là Myanmar, vậy ở góc độ khoa học, ông có kiến nghị gì về công tác lập bản đồ cảnh báo gắn với công tác lập quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn… đối với các khu kinh tế, các công trình trọng điểm, công trình năng lượng?

TS Nguyễn Xuân Anh chỉ về những khu vực có nguy cơ cao
TS Nguyễn Xuân Anh - Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - chia sẻ những khu vực đứt gãy tại Việt Nam

GS Trần Tuấn Anh: Ngoài việc đánh giá nguy hiểm động đất, cần thiết cập nhật số liệu cho bản đồ đánh giá đánh giá rủi ro động đất ở các vùng trên cả nước. Trước mắt, cần đánh giá khả năng thiệt hại khi động đất xảy ra ở một số khu vực trọng điểm như ở các thành phố lớn, khu đông dân cư, công trình trọng điểm, các vùng nguy hiểm có động đất mạnh.

Đối với vùng kinh tế biển, cần đánh giá tác động của sóng thần. Được biết, bản đồ đánh giá rủi ro động đất hiện mới chỉ làm cho một số khu vực nhỏ, nhiều năm nay cũng chưa được cập nhật số liệu. Nếu có các bản đồ này, các địa phương, cơ quan quản lý dựa vào đó đưa ra được phương án kháng chấn phù hợp cho các công trình, phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đơn cử như Thủ đô Hà Nội, các công trình xây dựng sau 5-10 năm đã cũ đi, hay các công trình xây mới đều cần được đánh giá, cập nhật lại số liệu, tính toán những công trình nào có nguy cơ bị ảnh hưởng, ảnh hưởng mức độ như thế nào nếu động đất xảy ra.

Ở những khu vực động đất nguy hiểm thì cần đánh giá sự ảnh hưởng đến công trình xây dựng, sườn núi đá có nguy cơ lăn xuống hay không. Việc kiểm tra, đánh giá rất quan trọng giúp chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra.

Riêng đối với các công trình, dự án quan trọng như điện hạt nhân, tàu cao tốc, tàu điện ngầm, thủy điện... cần thực hiện nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của động đất và sóng thần (nếu công trình ở ven biển) theo tiêu chuẩn riêng.

Thông thường cần khảo sát, quan trắc trước, từ đó đánh giá độ nguy hiểm và tính toán rủi ro khi vận hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những công trình này.

Xin trân trọng cảm ơn giáo sư!

Theo thống kê mới nhất của chính quyền quân sự Myanmar, vào cuối ngày 30/3, ít nhất 2.028 người đã thiệt mạng trong trận động đất và 3.408 người bị thương. Thành phố Mandalay - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - đang là tâm điểm của chiến dịch cứu hộ tại Myanmar. Trận động đất đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống đường cao tốc quan trọng nối Yangon với Nay Pyi Taw và Mandalay.

Trong khi đó, tại Thái Lan, các nhân viên cứu hộ đang tìm cách giải cứu hàng chục công nhân bị mắc kẹt trong tòa tháp 33 tầng bị sập ở thủ đô Bangkok. Tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.

Báo cáo sơ bộ cho thấy 169 tòa nhà khác của Thái Lan xuất hiện vết nứt, tuy nhiên không ảnh hưởng đến kết cấu chính.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí: Mệnh lệnh phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí không còn là khẩu hiệu tuyên truyền, mà là mệnh lệnh phát triển mang tính sống còn để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Ngày 23/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương đảm bảo cung cấp điện an toàn trong dịp lễ 30/4-1/5

Bộ Công Thương đảm bảo cung cấp điện an toàn trong dịp lễ 30/4-1/5

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các đơn vị ưu tiên đảm bảo đủ điện, an toàn, liên tục cho dịp lễ 30/4-1/5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Khi Tổng Bí thư gợi ý một chuyến đi cho cả triệu người

Khi Tổng Bí thư gợi ý một chuyến đi cho cả triệu người

Lịch sử luôn trao cho chúng ta những chìa khóa để mở cánh cửa, mở con đường đi tới, đó là điều đi ra từ tinh thần một đề xuất mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.
Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Ngày 22/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Chiều 22/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc về tình hình cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025 diễn ra từ 25-28/9 tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam, Pragati Maidan, New Delhi, Ấn Độ.
Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Từ 'Sức trẻ' đến 'Xung kích' – hành trình hơn 20 năm của những sinh viên báo chí chọn sống đẹp, dấn thân và lan tỏa yêu thương bằng màu áo xanh tình nguyện.
Chi tiết đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp

Chi tiết đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp

Tỉnh Hưng Yên dự kiến sẽ giảm 100 xã và phường sau sắp xếp đơn vị hành chính, tương đương 71,9% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện hữu.
Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về người có ảnh hưởng có dấu hiệu tham gia quảng bá hàng hóa, sản phẩm sai sự thật, thổi phồng các công dụng.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Giá trị thương hiệu không chỉ là con số kinh tế mà còn là tấm gương phản chiếu vị thế và uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế...
Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Ngày 19/4, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức khám sức khỏe cho công nhân, người lao động ngành Công Thương, chính thức khởi động Tháng Công nhân 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động