Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.
Chuyện Quang Linh Vlogs, Phạm Thoại trong ‘cuộc thi ai ngã đau hơn’ Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục Cơ quan chức năng chỉ ra thiếu sót của Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong quảng cáo

Từ nhân vật truyền cảm hứng đến cú ngã niềm tin

Không còn "cảnh báo", không còn "rút video là xong", không còn "xin lỗi cho qua".

Ngày 3/4/2025, hai cái tên từng được "phong thần" trên mạng xã hội - Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố hình sự.

Cú ngã của Quang Linh và Hằng Du Mục không phải "tai nạn nghề nghiệp". Đó là hệ quả tất yếu của một chuỗi hành vi bất chấp pháp luật, sống dựa vào ảo ảnh hình tượng.

Họ không phải nạn nhân của truyền thông. Khi danh tiếng được quy đổi thành tiền, khi lòng tin bị bán sỉ trong mỗi livestream, mỗi video "review có tâm" - họ là người chủ động sử dụng hình ảnh tích cực để tạo vỏ bọc cho hoạt động kinh doanh phi pháp.

Phạm Thoại, Quang Linh Vlog vướng vòng lao lý: Ai là người
Quang Linh Vlogs, Thuỳ Tiên, Hằng Du Mục quảng cáo thổi phồng công dụng của kẹo rau Kera.

Kẹo Kera không phải là viên kẹo đầu tiên được "thần thánh hóa" bởi người nổi tiếng. Nhưng nó là viên kẹo đầu tiên đưa người nổi tiếng ra vòng tố tụng hình sự.

Cả Quang Linh và Hằng Du Mục đều là minh chứng sống cho một thế hệ người nổi tiếng kiểu mới - nơi thành công không cần qua trường lớp, không qua sân khấu lớn hay truyền hình quốc gia, mà chỉ cần một chiếc smartphone, gimbal, giọng nói dễ thương, và một câu chuyện "truyền cảm hứng".

Không ai cấm Quang Linh khởi nghiệp - người trẻ cần được khuyến khích dấn thân. Nhưng người ta có quyền thất vọng khi anh chọn dùng hình ảnh "người tử tế" làm vỏ bọc để tiếp thị một sản phẩm thiếu minh bạch, lừa gạt người tiêu dùng bằng niềm tin.

Một viên kẹo có hàm lượng chất xơ ít ỏi, chứa chất sorbitol có thể gây rối loạn tiêu hóa lại được thổi phồng thành "đột phá dinh dưỡng hiện đại" bởi những gương mặt từng được gắn mác tử tế.

Độ tin cậy trong quảng cáo không đến từ sản phẩm mà đến từ hình ảnh cá nhân được xây dựng công phu suốt nhiều năm trước đó.

Và đáng tiếc, phía sau "nụ cười truyền cảm hứng" không phải là lý tưởng phục vụ cộng đồng mà là một tổ hợp hành vi: Sản xuất hàng giả - quảng cáo sai sự thật - lừa dối người tiêu dùng. Một mô hình làm giàu bằng cách đạp lên lòng tin công chúng.

"Chốt đơn" lòng tin, "ship" về sự lừa dối

Nhiều năm qua, dư luận đã quá quen với trò lừa mang tên "KOLs, nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm hỗ trợ sức khỏe". Hết nghệ sĩ A trị mất ngủ, lại đến KOL B hỗ trợ xương khớp, diễn viên C trị dạ dày, hoa hậu D tăng đề kháng... Những gương mặt nổi tiếng thi nhau "gật đầu", "mỉm cười", "cam kết chính mình đã dùng", để rồi sau đó rút lui êm đẹp, phủi tay với hậu quả mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

Quyền Linh, Hồng Vân, Cát Tường,… từng bị chỉ trích nặng nề vì quảng cáo lố các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Họ xin lỗi, gỡ bài, "rút kinh nghiệm".

Và rồi… mọi thứ chìm xuồng. Không có án phạt nghiêm minh. Không có chế tài răn đe. Không có ai đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng. Còn khán giả? Vẫn thấy họ trên gameshow, "truyền cảm hứng". Các nhãn hàng vẫn tranh thủ khai thác hình ảnh "từng lỡ dại" như thể chưa từng có điều gì xảy ra.

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?
Thời gian qua, một số nghệ sĩ tham gia quảng cáo sản phẩm sai sự thật gây bức xúc dư luận.

Chúng ta đã quá dễ dãi với người nổi tiếng. Và chính sự dễ dãi ấy tiếp tay cho những cú lừa triệu view. Chính sự im lặng ấy đã dung dưỡng một hệ sinh thái kiếm tiền trên lòng tin công chúng.

Cho đến vụ Kera, mọi thứ đã thay đổi. Quang Linh và Hằng Du Mục không chỉ mất hình ảnh. Họ mất tự do. Từ "người truyền cảm hứng" họ trở thành bị can hình sự, từ hình mẫu trên mạng xã hội, họ trở thành ví dụ sống động cho một chân lý không đổi: Không ai - dù nổi tiếng đến đâu được phép đứng ngoài pháp luật.

Cú ngã của Quang Linh và Hằng Du Mục không chỉ là cái kết của vụ kẹo Kera. Đó là đòn cảnh cáo pháp lý cho toàn bộ giới KOLs đang hành nghề bất chấp. Những người đang sống bằng công thức: Review + hiệu ứng + niềm tin công chúng = tiền.

Pháp luật là ranh giới, ai vượt qua, phải trả giá.. Nhưng nếu muốn dọn sạch môi trường mạng, chúng ta cần nhiều hơn một bản án. Chúng ta cần một khung pháp lý chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm người có ảnh hưởng trên không gian mạng.

Không thể để KOLs "tự do hành nghề" như thể mạng xã hội là chợ trời vô chủ. Không thể để doanh nghiệp dễ dàng thuê một gương mặt hot rồi "tô hồng" sản phẩm bằng những lời nói vô trách nhiệm. Và cũng không thể để truyền thông, mạng xã hội trở thành nơi đạo đức giả mặc áo thiện lương, nơi danh tiếng được định giá cao hơn sự tử tế.

Quy định pháp luật phải được cập nhật theo kỷ nguyên số. KOLs cần được định danh, cấp phép hoạt động theo tiêu chuẩn đạo đức giống như bác sĩ, luật sư, nhà báo.

Bởi KOLs ngày nay là những người dẫn dắt hành vi tiêu dùng, định hình lối sống, thậm chí tác động tới quyết định sức khỏe, tâm lý và thói quen chi tiêu của hàng triệu người.

Đó là quyền lực mềm đáng sợ nhất của thời đại số và nếu quyền lực đó bị lợi dụng, hoặc tự nguyện "bán mình" cho quảng cáo sai sự thật thì hậu quả không dừng ở một viên kẹo giả.

Hôm nay là "viên kẹo thay rau". Ngày mai có thể là thực phẩm giảm cân chứa chất cấm. Ngày kia là thuốc "trị ung thư" chưa được kiểm định. Ngày khác nữa là vaccine giả, phương pháp chữa bệnh phi khoa học, hoặc đơn giản là một lời khuyên sai lệch khiến ai đó từ chối điều trị.

Truyền cảm hứng không sai. Kiếm tiền từ mạng xã hội không sai. Nhưng phải trung thực, phải có trách nhiệm với niềm tin cộng đồng.

Sau Quang Linh và Hằng Du Mục, ai là người tiếp theo? Không ai biết... Nhưng có một điều chắc chắn: Nếu KOLs vẫn tiếp tục đặt doanh số lên trên lương tri, đặt hợp đồng quảng cáo lên trên sự thật thì danh sách "rơi đài" sẽ không dừng lại ở đây.

Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) và Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) cùng 3 đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc vì liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.

Quang Linh Vlogs sinh năm 1997 tại Nghệ An, sang Angola theo diện xuất khẩu lao động vào năm 2016. Tại đây, anh sáng lập kênh YouTube Quang Linh Vlogs - Cuộc sống châu Phi, ghi lại cuộc sống và những hoạt động thiện nguyện của mình, thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.

Ngoài kênh YouTube, Quang Linh cũng sở hữu nhiều tài khoản mạng xã hội có cả triệu người theo dõi, nhất là trang Facebook có hơn 2 triệu lượt theo dõi. Mỗi bài đăng của anh thu hút hàng chục nghìn lượt tương tác, bình luận…

Hằng Du Mục sinh năm 1995, quê Cà Mau. Cô được biết đến với loạt video chia sẻ về cuộc sống du mục, khám phá các vùng đất lạ tại Trung Quốc. Trên các nền tảng mạng xã hội, Hằng Du Mục có lượt theo dõi ấn tượng trên mạng xã hội.

Về sự nghiệp livestream, Hằng Du Mục đã bắt đầu từ khi còn ở Trung Quốc, gắn liền với sản phẩm táo đỏ. Sau khi về Việt Nam, cô càng hoạt động mạnh hơn trong lĩnh vực này và mặt hàng hướng đến thường là các loại nông sản nổi tiếng của Việt Nam.

Mỗi phiên livestream của cô thu hút hàng trăm nghìn "mắt xem", người tiêu dùng "chốt đơn" liên tục, đem về doanh thu khủng.

Hoàng Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quang Linh Vlogs

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục là nền tảng cho phát triển và đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiến lược cho tương lai, điều này thấy rõ qua chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm nay được kỳ vọng mang đến một cách kể chuyện di sản qua sản phẩm, và mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Mobile VerionPhiên bản di động