Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra, cuộc đua ngày một ‘nóng’ khi dự báo Hà Nội có khoảng 48.000 học sinh không có suất học trường công lập.
Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết? Lạng Sơn: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập không chuyên Cần Thơ: Năm nay đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?

Áp lực nhân đôi

Học kín tuần, chỉ duy nhất được trống buổi chiều và tối chủ nhật là lịch học đã được em Phan Thanh H - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông duy trì nhiều tháng nay. Bên cạnh học ở trường, em còn tham gia vào các lớp học buổi tối, chủ yếu là học thêm.

Mục tiêu của em là Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), xác định mức cạnh tranh là rất ghê gớm nên phải ‘cày ngày cày đêm', em Phan Thanh H chia sẻ. Hiện em và các bạn đang thi giữa học kỳ 2, chương trình học với học sinh cuối cấp sẽ được đẩy sớm để các em có thời gian ôn tập.

thi vào lơp 10 công lập
Kỳ thi vào lớp 10 công lập hàng năm được mệnh danh 'chảo lửa'. Ảnh minh hoạ

Đặt mục tiêu ưu tiên vào Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, em Nguyễn Hồng Đ – Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cơ sở Tân Triều cho biết, là trường tư nên các em được học sớm hơn các bạn trường công lập khoảng 2 tháng. Do đó, học sinh cuối cấp kết thúc kỳ học sớm hơn các bạn học trường công, thời gian tập trung ôn thi nhiều hơn.

Bên cạnh thi các môn tốt nghiệp, em Đ phải học thêm môn Sinh học để thi chuyên. ‘Áp lực với chúng em khá lớn’, em Đ chia sẻ.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm được mệnh danh là “chảo lửa”, không chỉ với thầy cô, nhà trường mà còn cả với phụ huynh.

Chị Nguyễn Thanh L - phường Phúc La, quận Hà Đông, năm nay chị có một cặp sinh đôi đang học Trường THCS Văn Yên thi vào lớp 10. Chị xác định cho các con học trường công lập nhằm giảm bớt gánh nặng học phí, ngay từ học kỳ hai năm học lớp 7 chị đã ‘tầm’ các thầy cô ôn thi ‘có tiếng’ để cho các con theo học.

Vừa đón con học buổi chiều về đã lập tức đưa con sang lớp học thêm buổi tối, học hành quá vất vả', Chị Thanh L nói.

Tuy nhiên, như lời chị nói, không thể làm cách nào khác vì để nuôi 2 con học trường tư trong khu vực Hà Đông với mức chi phí khoảng 10 triệu đồng/tháng/học sinh, chưa kể các chi phí khác gia đình chị không đủ điều kiện.

Bên cạnh lo lắng về sức cạnh tranh suất học công lập, theo chị Thanh L, năm nay là lứa học sinh đầu tiên thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, định dạng đề thi chưa biết ra sao nên rất lo lắng.

Cuộc chiến ‘đến hẹn lại lên’

Bày tỏ nỗi lo lắng tương tự, cô Phạm Thị H - giáo viên dạy văn lớp 9 một trường THCS ở Thường Tín - cho biết, năm nay các em thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẽ rất khó khăn. ‘Đơn cử, môn Ngữ văn, các em sẽ không thi theo văn bản như được học trong sách giáo khoa mà sẽ phải theo ngữ liệu ngoài sách’, cô Phạm Thị H nhấn mạnh.

thi vào lớp 10 công lập
Năm nay, thời gian thi lớp 10 công lập không chuyên diễn ra ngày 7 - 8/6; ngày 9/6 các thí sinh thi chuyên. Ảnh: Nhật Minh

Cô cũng cho hay, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã phổ biến về các trường đề minh hoạ cho kỳ thi năm nay. Trên cơ sở đó, kết hợp cùng tài liệu sưu tầm từ các trường đại học uy tín như Đại học Sư phạm Hà Nội các cô nghiên cứu, học hỏi và tìm ra phương thức diễn đạt sao cho ngắn gọn, súc tích nhất, giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Kết cấu đề thi năm nay dự kiến có 2 phần. Phần đọc hiểu khá cơ bản. Phần nghị luận gồm: Nghị luận văn học sẽ sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa như đã chia sẻ đã khó khăn với học sinh; phần nghị luận xã hội với cơ cấu 5 điểm thực sự là thách thức lớn đòi hỏi không chỉ tư duy, cách diễn đạt mà còn cả sự hiểu biết xã hội của các em’, cô Phạm Thị H lo lắng nói.

Được biết, để hỗ trợ tốt nhất cho các em trong đợt thi vào lớp 10 tới đây, nhà trường cố gắng kết thúc các môn học không thi trong tháng 4, dành trọn tháng 5 để học sinh ôn tập và củng cố kiến thức.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập từ nhiều năm nay được đánh giá ‘khó hơn cả thi đại học’, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, năm học 2025 - 2026 dự kiến có khoảng 127.000 học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (THPT), nhưng các trường công lập chỉ có thể tiếp nhận khoảng 79.000 học sinh, chiếm khoảng 60% tổng số. Điều này đồng nghĩa, khoảng 48.000 học sinh sẽ phải tìm kiếm cơ hội tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoặc các cơ sở giáo dục khác. ​

Nguyên nhân của tình trạng trên là số lượng các trường THPT công lập quá ít, trong khi dân số tại các thành phố tăng nhanh chóng.

Được biết, để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và giảm áp lực tuyển sinh vào lớp 10 công lập, Hà Nội đã triển khai kế hoạch xây dựng thêm nhiều trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.​ Giai đoạn 2025-2030, thành phố dự kiến xây dựng thêm từ 30 - 35 trường THPT công lập mới. Các quận, huyện đã dành quỹ đất và đang trong quá trình rà soát để triển khai các dự án này. Ví dụ, quận Cầu Giấy sẽ xây mới thêm 3 trường THPT công lập; các quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh cũng có kế hoạch xây thêm trường. ​

Xây dựng thêm trường THPT công lập là giải pháp căn cơ để hạ nhiệt sức nóng cuộc thi vào lớp 10 hàng năm. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi thời gian thực hiện dài. Với kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025-2026 trước mắt đòi hỏi học sinh và phụ huynh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn phù hợp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 - 2026. Cụ thể, 9 giờ sáng ngày 6/6, học sinh đến điểm thi học tập Quy chế thi. Thời gian thi lớp 10 công lập không chuyên diễn ra ngày 7 - 8/6; ngày 9/6 các thí sinh thi chuyên.

Dự kiến từ ngày 4 - 7/7, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi của thí sinh và điểm chuẩn của từng trường. Từ 4 - 10/7, nhận đơn phúc khảo của học sinh. Từ ngày 7 - 9/7, trả Phiếu báo kết quả cho học sinh.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về quảng cáo sản phẩm của người có sức ảnh hưởng

Báo Công Thương mở hộp thư tiếp nhận phản ánh về người có ảnh hưởng có dấu hiệu tham gia quảng bá hàng hóa, sản phẩm sai sự thật, thổi phồng các công dụng.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Giá trị thương hiệu không chỉ là con số kinh tế mà còn là tấm gương phản chiếu vị thế và uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế...
Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.

Tin cùng chuyên mục

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Ngày 19/4, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức khám sức khỏe cho công nhân, người lao động ngành Công Thương, chính thức khởi động Tháng Công nhân 2025.
Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Sáng 19/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 - dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại Hà Nam.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị Quỹ khí hậu xanh và Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Bộ Công Thương các dự án trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi quận Ba Đình trên cơ sở các phường hiện nay sáp nhập thành các phường: Ngọc Hà, Ba Đình và Giảng Võ.
Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Một đảng viên, quân nhân không thể ví von kiểu "nếu tốt thì bị mua". Phát ngôn của bác sĩ Hoàng Tuấn làm dậy sóng cộng đồng ủng hộ hàng Việt.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Trong buổi lễ thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng mong muốn lưu giữ cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp nhất.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Mobile VerionPhiên bản di động