Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc sáp nhập, như dòng sông hòa vào đại dương, mở rộng không gian phát triển, khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai to đẹp, đàng hoàng hơn.
Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập Vĩnh Phúc trước sáp nhập: Câu chuyện của những bước chuyển mình

Gác lại tâm tư

Vĩnh Phúc sẽ ra sao, cuộc sống của người dân như thế nào khi chủ trương sáp nhập tỉnh như dự kiến trở thành hiện thực? Một hiện thực khách quan của một tiến trình đổi mới đột phá đang diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn bao giờ hết do Đảng lãnh đạo.

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương
Vĩnh Phúc còn nhiều dư địa, tiềm năng để có thể phát triển. Ảnh: Khánh Linh

Vẫn là chưa đủ, nếu không gian phát triển manh mún, nhỏ hẹp, tính liên kết vùng, miền kém hiệu quả, thì không thể phát huy được hiệu lực, sức mạnh đích thực của cải cách bộ máy và thể chế ở nước ta hiện nay.

Có thể nói, đồng thời cùng một thời điểm, cả bộ máy chính quyền các cấp, "rùng rùng" chuyển động "vừa chạy vừa xếp hàng" thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn, nhưng phải đảm bảo minh bạch, dân chủ, khách quan, khoa học. Không để cuộc cách mạng này ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và cả nước.

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do vậy, tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 1/1/ 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, ngày 1/8/2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương
Khi sáp nhập tỉnh sẽ mở ra cánh cửa mới cho một "hệ sinh thái" kinh tế mới, văn hóa mới. Ảnh: Khánh Linh

Là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đó được phát huy cao độ trong sản xuất, chiến đấu. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều địa danh và con người ở Vĩnh Phúc đã in đậm những chiến công được cả nước biết đến, tiêu biểu như chiến thắng Khoan Bộ, Xuân Trạch, Núi Đinh, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân với câu nói bất hủ “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn".

Vĩnh Phúc còn được các địa phương biết tới là nơi khởi nguồn của đổi mới tư duy quản lý nông nghiệp - nông thôn, với phương thức “khoán hộ” táo bạo vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Đó là bước đi mang tính đột phá, tạo cơ sở thực tiễn cho đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Đảng ta sau này.

Vĩnh Phúc – cái tên thân thương đã tồn tại trong trái tim bao người dân nơi đây, dù nhiều lần sáp nhập và tái lập, nhưng Vĩnh Phúc vẫn chứa đựng biết bao tâm tư bởi nó được cất lên từ chính tình yêu quê hương, yêu mảnh đất đã từng trải qua biết bao biến cố, thăng trầm, để rồi cùng theo dòng thời gian vui, buồn, trầm bổng lắng dịu và hoài bão!

Tâm tư ấy được gác lại để tất cả cùng hướng về tương lai, khi chủ trương về việc sáp nhập tỉnh đang dần hiện hữu. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đều bày tỏ sự đồng tình với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tin tưởng với cách triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, khoa học của trung ương, đặt nhiều kỳ vọng tích cực về tương lai phát triển.

Hướng tới tương lai

Trong sáng 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp 9 tới đây. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đang bước sang giai đoạn 2. Tại kỳ họp thứ 9 sắp tới, Quốc hội sẽ tiến hành sửa Hiến pháp, sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện.

Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay 63 tỉnh, thành phố, tới đây có chủ trương sáp nhập, sắp xếp khoảng 50% đơn vị hành chính tỉnh, thành. Với cấp huyện, nếu sửa Hiến pháp thì tới đây không còn cấp huyện. Hiện cả nước có 696 đơn vị cấp huyện.

Với đơn vị cấp xã, Chủ tịch Quốc hội thông tin, hiện cả nước có 10.035 xã, sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ giảm từ 60 - 70%. Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh: "Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại cấp xã trước ngày 30/6. Từ 1/7 các nghị quyết sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, xã sẽ có hiệu lực thi hành".

Hiện nay, việc sắp xếp các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang được triển khai khẩn trương, thần tốc.

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương
Hướng về tương lai, khi chủ trương về việc sáp nhập tỉnh đang dần hiện hữu. Ảnh: Khánh Linh

Tất cả trước mắt mở ra cánh cửa mới cho một "hệ sinh thái" kinh tế mới - văn hóa mới. Ở đó, việc khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế các vùng miền sẽ tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy, "gia tốc hóa" quá trình phát triển. Ở đó, tư duy và tầm nhìn của các thế hệ lãnh đạo rất cần phải đổi mới để bắt kịp với giai đoạn mới, khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Ở đó, không còn chỗ của tư duy "ao làng", tư duy nhiệm kỳ, vùng miền cố hữu lâu nay kìm hãm quá trình phát triển. Thay vào đó là không gian rộng mở cho cuộc cách mạng đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia mà trong mỗi bước đi đều hàm chứa, thể hiện rõ khả năng thích ứng, nhanh nhạy về kỹ năng cơ bản và năng lực tự thân của từng cán bộ, công chức, viên chức.

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương
Vĩnh Phúc là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đó được phát huy cao độ trong sản xuất, chiến đấu. Ảnh: Khánh Linh

Với Vĩnh Phúc, là tỉnh còn nhiều dư địa, tiềm năng để có thể phát triển… đây cũng là sự thuận lợi để mở ra không gian phát triển rộng, hài hòa, tạo thế và lực mới.

Ông Vũ Quang Đồng, cán bộ hưu, hơn 50 năm tuổi Đảng (phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên) chia sẻ: “Việc sáp nhập tỉnh là một ý tưởng đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những lợi ích trước mắt, mà còn nhìn vào những lợi ích lâu dài của đất nước. Cũng như việc chúng ta không ngại thay đổi, không ngại đối mặt với những thách thức, để kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn… Với tôi, là người Vĩnh Phúc, dù có sáp nhập thì quê hương vẫn không mất. Hơn nữa, sáp nhập là để quê hương - tổ quốc của mình “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”, đó là cái đích của sự phát triển!

Sau gần 30 năm tái lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và đáng tự hào. Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có tốc độ kinh tế phát triển cao, bình quân 5 năm giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của 5 năm trước (7,0%/năm). Giá trị GRDP theo giá hiện hành của tỉnh tăng từ 124 nghìn tỷ đồng năm 2020 lên khoảng 190 nghìn tỷ đồng vào năm 2025 (tăng 1,53 lần), giá trị GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 148 triệu đồng/người vào năm 2025.

Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, năng suất lao động tăng bình quân 11%/năm. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đến hết năm 2025, ngành công nghiệp xây dựng dự kiến chiếm khoảng 63,0%, ngành dịch vụ chiếm khoảng 31,3% và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 6,2%. Thu ngân sách nhà nước đạt mức khá, bình quân hằng năm đều đạt trên 30 nghìn tỷ đồng...

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Tin cùng chuyên mục

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng