Thứ bảy 23/11/2024 15:48

Cây trồng biến đổi gen giúp gia tăng tổng tích lũy cho nông dân

Ở cấp độ nông hộ dành cho nông dân, tổng thu nhập tích luỹ gia tăng khi trồng cây biến đổi gen là 261,3 triệu USD, tăng khoảng 112 USD trên mỗi ha gieo trồng.

Cuối tháng 8 vừa qua, tiến sỹ Graham Brookes thuộc Viện nghiên cứu PG Economic (Vương quốc Anh) đã công bố nghiên cứu về tác động của việc sử dụng cây trồng biến đổi gen ở cấp độ thu nhập nông hộ và sản xuất nông nghiệp từ năm 1996 - 2020.

Ngô biến đổi gen được trồng tại Việt Nam. Nguồn: CropLife Việt Nam

Dữ liệu và các kết luận của nghiên cứu tiếp tục cho thấy những đóng góp nổi bật của cây trồng biến đổi gen và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực.

Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích kinh tế nổi bật ở cấp độ nông hộ dành cho nông dân trong giai đoạn 1996 - 2020, cụ thể là tổng thu nhập tích luỹ gia tăng khi trồng cây biến đổi gen là 261,3 triệu USD - tương đương với mức tăng khoảng 112 USD trên mỗi ha gieo trồng.

Riêng trong năm 2020, mức thu nhập gia tăng mà nông dân trồng cây biến đổi gen thu về là 18,8 triệu USD (tương đương với mức tăng 103 USD/ha). Đáng chú ý, nghiên cứu cũng tiếp tục cho thấy cây trồng biến đổi gen đang mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân canh tác quy mô nhỏ lớn hơn so với nông dân tại các nước có quy mô nông trại lớn; cụ thể là mức tăng thu nhập được chia 52% cho nông dân các nước đang phát triển và 48% cho nông dân các nước phát triển.

Khi đi sâu vào đánh giá đâu là các yếu tố giúp gia tăng thu nhập, nghiên cứu kết luận 72% đến từ việc tăng năng suất và sản lượng, 28% đến từ chi phí cắt giảm tiết kiệm được khi công lao động giảm.

Ở cấp độ toàn cầu, những lợi ích về năng suất và sản lượng có được từ cây trồng biến đổi gen đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì tính bền vững và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nông nghiệp của những cây trồng quan trọng khi thế giới đã có thêm 300 triệu tấn ngô và 595 triệu tấn đậu tương được bổ sung vào sản lượng ngô và đậu tương từ giữa những năm 90 cho tới nay.

Chỉ tính riêng năm 2020, trên 4 loại cây trồng chính, công nghệ biến đổi gen đã tạo ra thêm 85 triệu tấn đậu tương, ngô, bông, cải dầu. Nếu không có công nghệ này, ước tính nông dân sẽ phải cần thêm 23,4 triệu ha đất nông nghiệp để có thể đạt được mức sản lượng gia tăng tương đương.

Khi nghiên cứu cụ thể hơn về hiệu suất đầu tư, dữ liệu cho thấy với mỗi 1 USD nông dân đầu tư thêm vào công nghệ hạt giống biến đổi gen (so với giống cây thông thường), họ sẽ thu về thu nhập gia tăng 3,76 USD. Ở các nước đang phát triển, nông dân thậm chí còn thu lại được nhiều hơn với mức tăng thêm 5,22 USD cho mỗi 1 USD đầu tư thêm; trong khi con số này ở các nước đang phát triển là 3 USD.

Mức thu nhập nông hộ gia tăng trung bình từ việc sử dụng ngô kháng sâu theo từng quốc gia trong giai đoạn 1996-2020 (đơn vị: đôla Mỹ/ha)

Cây trồng biến đổi gen đã được canh tác và sử dụng rộng rãi trong suốt 25 năm qua. Tính đến năm 2020, diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới là khoảng 186 triệu ha. Những cây trồng chính ứng dụng công nghệ này là đậu tương, ngô, bông và cải dầu với tổng diện tích cây trồng mang các đặc tính biến đổi gen chiếm tới hơn 47% tổng diện tích của bốn loại cây trồng này trên toàn thế giới năm 2020.

Kể từ khi được giới thiệu và đưa vào canh tác từ giữa những năm 1990 tới nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu và báo cáo khoa học được thực hiện để đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của cây trồng biến đổi gen. Mục đích của nghiên cứu này là để cập nhật số liệu, đưa ra những phân tích - đánh giá chính xác nhất liên quan tới những tác động kinh tế ở cấp độ nông hộ liên quan tới việc sử dụng cây trồng biến đổi gen trên quy mô toàn cầu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi gen

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại