Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta quá chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng doãng ra. Cản trở chính là nhận thức.
Đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển Ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành giấy: Xu hướng tất yếu

Thông tin được TS. Cao Đức Phát - Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) - đưa ra tại Diễn đàn: "Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 5/10/2024, tại Hà Nội.

Cản trở chính là nhận thức

Diễn đàn là một trong những hoạt động quan trọng nhằm thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Toàn cảnh diễn đàn
Toàn cảnh diễn đàn

Diễn đàn lần này là một bước quan trọng nhằm phổ biến rộng rãi những thành tựu công nghệ sinh học đã ứng dụng vào nông nghiệp. Các thành tựu này không chỉ giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu sử dụng hóa chất trong canh tác. Trong tương lai, công nghệ sinh học sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc giúp ngành nông nghiệp Việt Nam đối phó với những thách thức từ biến đổi khí hậu và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.

Diễn đàn lần này được tổ chức cũng nhằm đánh giá các thành tựu nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời thảo luận về những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đối mặt với các thách thức như biến đổi khí hậu.

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, TS. Cao Đức Phát cho hay, công nghệ sinh học là một công cụ khoa học mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây, làm thay đổi diện mạo của ngành nông nghiệp thế giới. Chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản như một giải pháp hiệu quả để phát triển bền vững.

Nuôi cấy mô đã trở thành ngành công nghiệp ở nhiều nước để nhân giống cây trồng sạch bệnh và chất lượng ổn định. Công nghệ gen được áp dụng rộng rãi trong chọn tạo giống. Đã có đến gần 200 triệu ha trồng cây biến đổi gen, chiếm 78% diện tích gieo trồng đậu tương, 64% bông, 26% ngô, 24% cải dầu toàn cầu. Công nghệ sinh học đã đem lại nhiều lợi ích, trong đó góp phần tăng mạnh năng suất nhiều loại cây trồng, nổi bật là ngô, đỗ tương, và bông, đồng thời cho phép giảm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nước ta. Nổi bật là việc sử dụng các chế phẩm sinh học, kit chẩn đoán bệnh, kỹ thuật nuôi cấy mô. Từ năm 2014, cây ngô và đậu tương biến đổi gen được phép trồng và sử dụng ở Việt Nam sau quá trình dài khảo nghiệm chặt chẽ theo các chuẩn mực quốc tế.

Năng lực phát triển công nghệ sinh học được nâng cao, cả về nhân lực, trang thiết bị và thể chế. Lợi ích của việc sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là không thể phủ nhận. Trong khi, không có bằng chứng về tác hại như một số người lo ngại. Tuy nhiên, điều đáng tiếc lại là việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta quá chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng doãng ra, không đạt các mục tiêu Đảng và Chính phủ đề ra. Cản trở chính là nhận thức.

Trên thế giới xuất hiện nhiều xu hướng mới trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học như kết hợp công nghệ vi sinh và nano trong chế tạo các chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao. Công nghệ tế bào được sử dụng để sản xuất thương mại thịt, cá... Công nghệ chỉnh sửa gen được sử dụng ngày càng rộng rãi thay cho chuyển gen. Sự kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ số, AI cho phép nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học. Để không tụt hậu, nước ta cần nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt và ứng dụng các xu hướng mới này.

"Khác với 20 năm trước, nay nước ta đã có được đội ngũ khá đông đảo các nhà khoa học, kỹ thuật viên được đào tạo khá bài bản, nhiều phòng thí nghiệm được trang bị khá hiện đại. Vấn đề chính là phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương do Đảng, Chính phủ đề ra, xóa bỏ mặc cảm, đầu tư thỏa đáng, tháo gỡ các rào cản pháp lý để công nghệ sinh học Việt Nam cất cánh cùng thế giới", TS. Cao Đức Phát thông tin.

Cần cái bắt tay của các nhà

Chia sẻ tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, để vượt qua những thách thức này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Ngoài ra, cần xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về công nghệ sinh học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án nghiên cứu mới. Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ sinh học cũng là một yếu tố quan trọng để gia tăng giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia đã chia sẻ về các thành tựu nổi bật, trong đó đáng chú ý là việc cải tiến giống cây trồng thông qua ứng dụng công nghệ sinh học. Nhiều giống cây mới đã được phát triển với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Công nghệ sinh học cũng đã được ứng dụng vào việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, giảm thiểu tổn thất và gia tăng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, các giải pháp công nghệ vi sinh đã được triển khai rộng rãi, giúp cải thiện chất lượng đất và giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học, từ đó nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác.

Theo TS. Đỗ Tiến Phát - Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học, để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học. Những tiến bộ như công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) hay các giải pháp nông nghiệp chính xác sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời giúp ngành này thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Việc ứng dụng công nghệ sinh học không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là chìa khóa để Việt Nam xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và cạnh tranh cao.

Chia sẻ tại diễn đàn về vai trò công nghệ sinh học trong bối cảnh ngành nông nghiệp thế giới đang phải đối diện với những thách thức to lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bà Sonny Tababa - Giám đốc Công nghệ Sinh học CropLife châu Á - đánh giá cao định hướng và những chương trình hành động của Chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng các giải pháp cây trồng công nghệ sinh học, thể hiện qua nhiều dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm, nỗ lực hợp tác chuyển giao công nghệ cũng như quá trình rà soát và hoàn thiện quy trình quản lý để phát huy tối đa lợi ích của các giải pháp này.

Việt Nam hiện là một trong những nước có khung pháp lý đối với cây trồng biến đổi gen tiên tiến nhất trên thế giới. Tổ chức CropLife mong muốn sẽ tiếp tục được đồng hành trong những chương trình hợp tác công tư để giới thiệu những thế hệ cây trồng công nghệ sinh học tiếp theo tới nông dân trong nước, giúp họ có thêm nhiều công cụ canh tác cải tiến để thực hiện sứ mệnh quan trọng của mình - đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi gen

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.
Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nối, hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.
Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Nhiều mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang tại TP. Đà Nẵng bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần chống hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động