Thứ ba 19/11/2024 15:37

Câu chuyện ít biết về chú hổ hoang dã cuối cùng được giải cứu ở Thừa Thiên Huế

Hổ Lâm Nhi, chú hổ cuối cùng trong tự nhiên mắc bẫy của thợ săn ở Thừa Thiên Huế năm 1998, cũng là chú hổ đầu tiên sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.

Theo đó, tháng 6/1998, từ việc kiểm lâm Thừa Thiên Huế phá vỡ một đường dây săn bẫy hổ giải cứu thành công một cá thể hổ non Đông Dương đã mắc bẫy của thợ săn ở khu rừng động Tam Dần nay là khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Con hổ này còn non, nặng khoảng 30kg, chưa đầy 2 tuổi, bị thương nặng ở chân trái trước do mắc bẫy cáp của thợ săn. Sau 42 ngày cứu hộ thành công, việc giữ hổ lại trong điều kiện nuôi nhốt hay thả về rừng đó là một quyết định khó khăn với cán bộ kiểm lâm Thừa Thiên - Huế lúc bấy giờ vì bị giữ quá lâu trong điều kiện nuôi nhốt, nhiều ý kiến lo sợ con hổ non này sẽ gặp nguy hiểm khi trở lại môi trường hoang dã. Cuối cùng được Cục Kiểm lâm quyết định chuyển giao cho vườn thú Hà Nội vào năm 1998.

Hổ My, hậu duệ của Hổ Lâm Nhi cũng đã sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt.

Sau đó là cả một chiến dịch truyền thông “Đưa hổ về nhà mới” và “Đặt tên cho hổ con” do Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Cục Kiểm lâm thực hiện đã tạo ra một sự kiện truyền thông lớn để bảo tồn loài hổ trước nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam thời điểm đó.

Bên cạnh đó, đã có một cuộc phát động đặt tên cho chú hổ này. Lâm Nhi - cái tên do một em học sinh ở Vĩnh Phúc đặt cho hổ con và được nhiều người biết đến sau nay. Nó thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận, ngay cả hãng tin Reuters đã cử phóng viên đến Thừa Thiên - Huế để thực hiện phóng sự đặc biệt về sự kiện này.

Câu chuyện về Lâm Nhi – con hổ nhận được sự quan tâm của dư luận thời đó và lại càng nổi tiếng hơn, khi vào ngày 20/4/2003, đã sinh hạ được tới 4 hổ con. Hổ Lâm Nhi được ghi nhận một trong những con hổ sinh sản thành công nhất ở Vườn thú Hà Nội. Tuy nhiên, chỉ có hai hổ con tên My và Điên sống được đến tuổi trưởng thành.

Năm 2005, Lâm Nhi lại mang bầu, đẻ tiếp 4 con. Thế nhưng, vừa đẻ xong, thì Lâm Nhi qua đời vì hậu sản. 4 hổ con này cũng ra đi theo mẹ vì khát sữa mẹ.

Năm 2006, Hổ My là hậu duệ của Hổ Lâm Nhi đẻ được 4 con nhưng chỉ có hai hổ con tên gọi Mặt Xám và Sứt Tai sống được và cả hai đều đã trưởng thành như những mãnh chúa của rừng xanh.

Năm 2008, cuộc giao phối giữa hai anh em My và Điên tiếp tục thành công, và My lại lần nữa sinh 4. Tuy nhiên, 3 hổ con vừa sinh ra đã chết, chỉ còn lại một con. Có thể, hôn nhân cận huyết là nguyên nhân khiến 3 hổ con chết ngay từ lúc lọt lòng. Chú hổ này được đặt tên là Hổ Lô hiện đã ở tuổi trưởng thành, ăn khỏe, lớn nhanh.

Vườn thú Hà Nội hay còn gọi Vườn bách thú hay công viên Thủ Lệ nằm cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 5km về phía tây, nằm cạnh ngã tư Cầu giấy góc đường Kim Mã giao với đường Bưởi, giáp khách sạn Daewoo. Vườn bách thú được xây dựng từ năm 1975 và là nơi nuôi nhốt nhiều động vật hoang dã, nhiều loài chim quý, cá quý, đồng thời đây là nơi được bố trí rất nhiều khu vui chơi giải trí cho các em thiếu nhi kèm theo thảm cỏ, vườn hoa.

Theo tìm hiểu, hiện nay Công ty TNHH Một thành viên Vườn thú Hà Nội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống, bảo tồn gần 700 cá thể với hơn 90 loài động vật khác nhau, trong đó có những loài thú đặc biệt quý hiếm trong sách đỏ.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: động vật hoang dã

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường