Thứ năm 28/11/2024 07:32

Canh tác lúa thân thiện với môi trường giúp giảm phát thải khí nhà kính

Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường giúp giảm đến 38,4% phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống.

Sáng 18/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án).

Toàn cảnh Hội thảo

Được triển khai từ năm 2020, Dự án với sự tài trợ của Tổ chức EarthCare Foundation (trước đây là Quỹ BRACE) và đề ra 3 mục tiêu: Hỗ trợ kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân trồng lúa; nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường; giúp đỡ nông dân quảng bá về sản phẩm canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Dự án được triển khai tại 24 tỉnh, thành phố thông qua hệ thống Hội các cấp với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, chủ động của Ban Quản lý Dự án thuộc Hội Nông dân 24 tỉnh.

Các sản phẩm gạo từ mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường

Ông Mai Bắc Mỹ - Trưởng ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – Giám đốc Ban Quản lý Dự án - cho hay, sau hơn 3 năm triển khai, đến nay, đã có hơn 633.000 hộ nông dân với hơn 2.532.000 nông dân tại 24 tỉnh tham gia Dự án đang áp dụng ít nhất 1 kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường trên diện tích hơn 314.000 ha.

Số lượng nông dân áp dụng cả 3 kỹ thuật tăng gấp 4 lần trên diện tích tăng gấp 6 lần so với trước khi thực hiện Dự án. Một số tỉnh có diện tích nhân rộng lớn gồm: An Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Ninh Thuận, Kiên Giang.

Ở một số địa phương, những hiệu ứng tích cực từ việc triển khai hiệu quả Dự án đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở việc bố trí ngân sách tỉnh để hỗ trợ, mở rộng dự án. Điển hình như, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã vận động thành công hơn 1,6 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để xây dựng nhân rộng 50 mô hình trên diện tích hơn 200ha với hơn 1.200 hộ tham gia.

Cộng đồng và doanh nghiệp cho thấy sự quan tâm đối với các sản phẩm canh tác lúa thân thiện với môi trường thông qua việc phối hợp, hợp tác trong hỗ trợ vật tư đầu vào bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Các tỉnh đã phối hợp hiệu quả với doanh nghiệp có thể kể đến như Cần Thơ, Đồng Tháp, Ninh Bình, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Tiền Giang, Trà Vinh. 100% các nông dân tham gia Dự án đã cắt giảm từ 20% đến 100% phân đạm hóa học, giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và nâng cao thu nhập. Tỷ lệ nông dân đốt rơm rạ giảm đáng kể ở các tỉnh tham gia Dự án; có nơi tỷ lệ không đốt rơm rạ đạt đến 80%.

“Các tác động của Dự án đã làm thay đổi nhận thức và thói quen canh tác của hội viên, nông dân theo hướng thân thiện với môi trường và có tác động lan toả đối với cả những hội viên nông dân không trực tiếp tham gia. Việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường giúp giảm đến 38,4% phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống”, ông Mai Bắc Mỹ cho hay.

Các đại biểu chia sẻ bên lề Hội thảo

Bên cạnh những thuận lợi, Dự án còn gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Theo đó, hiện nay ở Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn để chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo phương pháp thân thiện với môi trường. Tình trạng manh mún về ruộng đất ở một số địa phương khiến việc nhân rộng gặp khó khăn. Một bộ phận người dân còn ngại thay đổi, chưa mạnh dạn tham gia dự án,…

Từ những kết quả mà Dự án mang lại, tại Hội thảo các chuyên gia, đại biểu cho rằng, cần tiếp tục kế thừa và nhân rộng kết quả của Dự án nhằm phát triển canh tác lúa thân thiện với môi trường nói riêng và phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường nói chung.

Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường, về phía doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết với nông dân, bao tiêu sản phẩm xanh, thân thiện môi trường.

Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành xây dựng, ban hành tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường để giúp chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng giá trị cho sản phẩm.

Còn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo nông dân sẽ tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Dự án. Tầm nhìn của chúng tôi là tạo ra các mô hình và phương pháp tiếp cận hiệu quả, có thể mở rộng nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, đồng thời cải thiện sinh kế của nông dân”, bà Yip Sui Pik Susanna – Cố vấn cao cấp Tổ chức EarthCare Foundation – cho hay.

Ông Lương Quốc Đoàn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Theo Báo cáo cập nhật lần thứ hai của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, tổng lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam là 88,3 triệu tấn CO2, tương đương 32,2% tổng lượng phát thải của cả nước. Trong đó, lượng phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm các cây trồng với 50,49%, tương đương 44,6 triệu tấn CO2.

Có thể thấy, tình trạng biến đổi khí hậu và việc sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là việc giảm khí thải nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đã và đang là vấn đề cấp bách, cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, quyết liệt và những cách làm phù hợp với tình hình hiện nay.

Ông Lương Quốc Đoàn - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam – cho biết, Dự án ngoài việc góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, dự án còn mang ý nghĩa rất lớn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, làm gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho chính những người nông dân và cộng đồng, góp phần tái tạo nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

“Việc cùng nhau đánh giá những ưu điểm, kết quả đạt được, chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay trong quá trình thực hiện Dự án, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất, kiến nghị xác đáng nhằm nhân rộng những tác động tích cực của Dự án trong thời gian tới là hết sức cần thiết”, ông Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường