Cảnh giác với các chiêu trò kêu gọi hợp tác đầu tư trả lãi theo ngày, tuần

Hoạt động kêu gọi hợp tác đầu tư thực chất là các thỏa thuận dân sự nên khách hàng sẽ phải ký với các điều khoản bất lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Khóc dở mếu dở” với 1001 chiêu trò "lùa gà" đặt cọc, giữ chỗ của môi giới bất động sản Bị ngân hàng kiện siết nhà, uống thuốc ngủ suýt chết vì đầu tư theo Shark Thủy

Trả lãi theo ngày, theo tuần

Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các lời chào mời gọi hợp tác đầu tư với lãi suất cao ngất ngưởng. Thậm chí các doanh nghiệp còn hứa hẹn trả lãi theo ngày, theo tuần.

Cảnh giác với các chiêu trò kêu gọi hợp tác đầu tư
Các gói đầu tư của một công ty đang huy động vốn trên thị trường

Đơn cử, Công ty T.L.P là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, du lịch, dịch vụ, thời trang, đầu tư đang thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo và huy động vốn rầm rộ. Cụ thể, Công ty này thực hiện chương trình hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận theo ngày, với mức cam kết lợi nhuận khủng lên đến 9,2%/tháng tương đương với mức 115%/năm.

Dẫn chứng cụ thể về gói 100 triệu, Công ty hứa trả nhà đầu tư mỗi ngày 400 nghìn đồng, tương ứng mỗi năm 144 triệu đồng. Theo lời kêu gọi này, nếu đầu tư 100 triệu đồng thì sau một năm sẽ được trả 144 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty còn hứa tặng thưởng 5% cho khách hàng mới tham gia góp vốn từ 20 triệu đồng trở lên. Theo đó, nhà đầu tư góp càng nhiều, thưởng càng cao, trong đó, mức thưởng thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất là 150 triệu đồng cho người góp vốn 3 tỷ đồng…

Để tạo niềm tin với nhà đầu tư, các doanh nghiệp huy động vốn thường thường quảng cáo là doanh nghiệp có uy tín, có nhiều tài sản, hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi. Hiện nay, Tập đoàn T. đang quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành như: Khai thác khoáng sản, Mua bán sáp nhập và tái cấu trúc doanh nghiệp, bất động sản, nhà hàng, du lịch, spa, công nghệ... Theo đó, doanh nghiệp kêu gọi nhà đầu tư "rót" vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tập đoàn T. kêu gọi các gói đầu tư từ 10 triệu đồng đến 10 tỷ đồng. Đơn cử như gói 2 tỷ đồng, nhà đầu t sẽ được nhận 20 triệu đồng/tuần, 80 triệu đồng/tháng, 960 triệu đồng đồng/năm, 1,9 tỷ đồng/năm.

Theo tìm hiểu, khi đã dụ được các nhà đầu tư tham gia group, người của công ty sẽ liên tục giới thiệu về các hoạt động của doanh nghiệp như: mỏ cát vẫn đang kinh doanh đều; khu đất của công ty đang được cho thuê bãi xe, nhà hàng; spa mới được khai trương... Đồng thời, một số đại diện của nhà đầu tư sẽ liên tục khoe tiền cọc, thông báo chuyển tiền của khách hàng để kích thích lòng tham của khách hàng.

Các nhân viên sẽ liên tục hỏi thăm, quan tâm đến khách hàng và dẫn dụ nhà đầu tư giải ngân vốn sớm để được hưởng nhiều ưu đãi.

Bên cạnh trả lãi, một số công ty còn hứa hẹn trả thưởng bằng tiền mặt, thưởng bằng cổ phần, cổ phiếu tại công ty trên sàn chứng khoán. Thủ thuật của các doanh nghiệp này là kêu gọi nhà đầu tư rót vốn để cùng mua cổ phần của một công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng ủy thác đầu tư với điều khoản quan trọng nhất là ủy quyền cho công ty sử dụng số tiền đó tham gia hoạt động đầu tư và đứng ra đại diện phần vốn. Bằng cách này, công ty vừa có dòng tiền, đồng thời vừa có thể sử dụng biểu quyết dựa trên số cổ phần mà nhà đầu tư đã ủy thác.

Sau khi mua bán, sáp nhập được công ty trên sàn, công ty này hứa sẽ bầu người vào Ban lãnh đạo, đưa tài sản vào để cơ cấu doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn kêu gọi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu với hứa hẹn cổ phiếu đó sẽ tăng bằng nhiều lần trong tương lai.

Có thể nói, các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp được có "muôn hình vạn trạng". Tuy nhiên, điểm chung là hứa hẹn với lãi suất cao và luôn tìm mọi cách "đẩy" rủi ro về phía khách hàng.

Khách hàng đối mặt nhiều rủi ro

Theo tìm hiểu của phóng viên, các hợp đồng hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp đều chứa những điều khoản trói buộc nhà đầu tư.

Tại hợp đồng hợp tác đầu tư của Tập đoàn T. Group có những điều khoản bất lợi cho nhà đầu tư như: Trong quá trình phân chia lợi nhuận, tùy theo tình hình kinh doanh và thị trường mà Bên A điều chỉnh tăng số ngày hoặc giảm số ngày phân chia lợi nhuận; Từ chối làm việc với những cá nhân, tổ chức không liên quan (không cho nhà đầu tư được phép kiện cáo hoặc nhờ bên thứ 3 can thiệp); Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không hoàn trả lại số tiền mà Bên B đã hợp tác đồng thời hủy bỏ các khoản tiền thưởng, tiền phân chia lợi nhuận của Bên B...

Có thể thấy, bằng những điều khoản hợp đồng này, nếu nhà đầu tư có kiện cáo hoặc nhờ bên thứ 3 can thiệp, thì hợp đồng sẽ bị hủy và nhà đầu tư sẽ không lấy lại được tiền.

Theo tìm hiểu, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và phải huy động vốn với lãi suất cao để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Điều đáng nói, trong các điều khoản của hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp chỉ nói sẽ đem số tiền huy động được để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh theo định hướng của công ty. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cụ thể là gì thì trong hợp đồng không thể hiện rõ. Do đó, khách hàng sẽ rất khó biết chính xác doanh nghiệp đem tiền của mình đi làm gì.

Thực tế đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp huy động vốn của khách hàng đã không sử dụng đúng mục đích, không đem vào đầu tư, sản xuất và kinh doanh như đã hứa. Trong khi đó, họ chỉ huy động tài chính theo mô hình đa cấp, chỉ lấy tiền người đóng sau trả lãi cho người trước. Thời gian đầu, việc trả lãi còn được thực hiện thường xuyên, nhưng khi không thể huy động được thì cũng ngừng trả lãi và vốn góp.

Các doanh nghiệp này sẽ đổ lỗi cho thị trường khó khăn, kinh doanh không thuận lợi nên không tiếp tục trả lãi và vốn góp. Đồng thời, công ty sẽ tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư gia hạn hợp đồng, chuyển khoản đầu tư thành cổ phiếu, hoán đổi bất động sản… Tuy nhiên, thời điểm định giá khác nhau thì giá trị các tài sản này cũng sẽ khác nhau. Thậm chí, có doanh nghiệp đã tận dụng phương án này để ép nhà đầu tư phải nhận bất động sản đang bị "đóng băng" và mất giá quá nửa.

Nghiêm trọng hơn, ngay từ đầu, các doanh nghiệp kêu gọi hợp tác đầu tư đã có ý định chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư bằng mọi cách. Thậm chí không thua lỗ họ cũng dùng các thủ thuật để rút tiền ra khỏi hệ thống. Khi đó, mọi rủi ro đều ro khách hàng gánh chịu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ việc hàng loạt nhà đầu tư ký hợp đồng hợp tác với các công ty dưới dạng huy động vốn, hợp tác đầu tư, ủy thác đầu tư, hợp tác chiến lược... đã không nhận được lãi mà còn có nguy cơ mất trắng số tiền đã bỏ ra.

Liên quan đến vấn đề huy động vốn qua hợp tác đầu tư, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu từng cho rằng, nhiều đơn vị còn sử dụng chiêu bài là dùng những nhân vật, người nổi tiếng hoặc công ty uy tín có nhiều dự án để chiêu mộ nhà đầu tư. Thậm chí, người ta còn tổ chức các buổi hội thảo hàng trăm, hàng ngàn người tham dự, kêu gọi đầu tư vào các giao dịch, các dự án bất động sản. Tuy nhiên, những lời kêu gọi đó đã có chứng tỏ những người chủ trì đã dùng mánh lới để huy động tiền từ người khác.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hoan, Văn phòng luật sư Đào Nguyễn, dạng hợp tác đầu tư, ủy thác đầu tư... bản chất là hợp đồng dân sự với nhau nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Khi thị trường thuận lợi, việc hợp tác diễn ra suôn sẻ thì không nói làm gì. Tuy nhiên, nếu xảy ra rủi ro thì khách hàng sẽ là người chịu thiệt.

Theo các nhà đầu tư tài chính, việc doanh nghiệp huy động vốn hàng trăm, hàng nghìn % là rất bất thường. Không có doanh nghiệp nào kinh doanh đạt lợi nhuận ròng hàng trăm % để trả lãi suất cao ngất ngưởng cho nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư nên quan tâm đến mức độ rủi ro hơn là tỷ suất nhuận mà phía công ty kêu gọi hợp tác đầu tư.

Trước thực trạng trên, khách hàng cần rất thận trọng trong các hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp. Trước khi quyết định đầu tư, khách hàng cần phải tìm hiểu, xác minh thật kỹ về công ty, hoạt động kinh doanh... Đặc biệt, trước khi đặt bút ký hợp đồng nên đọc kỹ các điều khoản, thậm chí nên mời luật sư tư vấn thật kỹ trước khi ra quyết định.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Xem thêm